Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn

Và, không chỉ trên cây chè mà ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều loại cây trồng khác cần được quan tâm về vấn đề sử dụng thuốc BVTV.
Trên cơ sở đó, Chi cục BVTV đưa ra khuyến cáo: “Không sử dụng fipronil trong sản xuất rau an toàn, sản xuất chè, đặc biệt đối với sản phẩm chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản vì mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của fipronil trên chè tại các thị trường này rất thấp (MRL = 0,002ppm). Đối với các diện tích chè trồng xen với cà phê, không sử dụng fipronil để phòng trừ kiến, mối trên cà phê, tránh để lại dư lượng fipronil trong sản phẩm chè”.
Theo quy định gần đây của Việt Nam, với riêng hoạt chất fipronil, các loại thuốc có chứa hoạt chất này tuy được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ một số đối tượng hại trên cây rau nhưng không hề có trong danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên cây rau an toàn.
Thêm vào đó, mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép của fipronil trên nông sản cũng rất thấp: Với các loại cây trồng lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mì chỉ ở mức 0,005ppm; với cây chuối chỉ 0,005ppm; ngô, gạo là 0,01ppm; bắp cải, khoai tây 0,02ppm... Và điều rất đáng lưu ý cho bà con nông dân là trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, hiện có rất nhiều loại không chứa các hoạt chất nhóm độc II fipronil, acetamiprid và imidacloprid để thay thế các loại thuốc BVTV có chứa 3 hoạt chất này.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nông dân huyện An Phú (An Giang) đang vào đợt cao điểm thu hoạch đậu phộng (lạc) vụ hè thu.

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.