Cơ hội lớn cho nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa

Để đáp ứng lượng thiếu hụt, cần phải cải thiện quản lý nghề cá, giảm chất thải thủy sản, giải quyết biến đổi khí hậu và tăng cường nuôi trồng thủy sản.
Các công ty nuôi trồng thủy sản nhỏ và vừa, ngoại trừ ngành cá hồi đều có cơ hội đầu tư để đáp ứng sự thiếu hụt. Trung Quốc chiếm phần lớn sản lượng thủy sản nuôi và tỷ lệ tăng trưởng cao. Việt Nam là trung tâm nuôi cá tra. Nuôi trồng thủy sản cũng phát triển tại Nigeria, Ghana và Ai Cập. Các cơ hội hỗ trợ ngành như cung cấp giống và thức ăn của các công ty nhỏ và vừa cũng nhiều hơn.
Một cách tiếp cận là các mô hình hợp tác xã nông dân, tuy nhiên để áp dụng mô hình này cần tăng cường quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, Một số công ty đánh cá tập hợp nhóm ngư dân để có sản lượng cao hơn và qua đó cũng giảm thiểu rủi ro.
Ngân hàng cũng có thể cho tập thể nông dân vay vốn. Những nông dân này phải làm việc trong hợp tác xã, có quan hệ với tổ chức phân phối sản phẩm. Các hợp tác xã cũng có thể sở hữu trại cá giống. Hợp tác xã mua sản phẩm của nông dân, nông dân được trả tiền dựa trên sản phẩm, ngân hàng thu lại được vốn khi sản phẩm của hợp tác xã được chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.

Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.