Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn

Và, không chỉ trên cây chè mà ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều loại cây trồng khác cần được quan tâm về vấn đề sử dụng thuốc BVTV.
Trên cơ sở đó, Chi cục BVTV đưa ra khuyến cáo: “Không sử dụng fipronil trong sản xuất rau an toàn, sản xuất chè, đặc biệt đối với sản phẩm chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản vì mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của fipronil trên chè tại các thị trường này rất thấp (MRL = 0,002ppm). Đối với các diện tích chè trồng xen với cà phê, không sử dụng fipronil để phòng trừ kiến, mối trên cà phê, tránh để lại dư lượng fipronil trong sản phẩm chè”.
Theo quy định gần đây của Việt Nam, với riêng hoạt chất fipronil, các loại thuốc có chứa hoạt chất này tuy được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ một số đối tượng hại trên cây rau nhưng không hề có trong danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên cây rau an toàn.
Thêm vào đó, mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép của fipronil trên nông sản cũng rất thấp: Với các loại cây trồng lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mì chỉ ở mức 0,005ppm; với cây chuối chỉ 0,005ppm; ngô, gạo là 0,01ppm; bắp cải, khoai tây 0,02ppm... Và điều rất đáng lưu ý cho bà con nông dân là trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, hiện có rất nhiều loại không chứa các hoạt chất nhóm độc II fipronil, acetamiprid và imidacloprid để thay thế các loại thuốc BVTV có chứa 3 hoạt chất này.
Related news

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nếp Phú Tân (An Giang) là một trong 4 mô hình được Chính phủ đồng ý cho vay để thực hiện thí điểm. Chuỗi được triển khai trong bối cảnh nông sản tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều người rất kỳ vọng vào mô hình này. Tuy nhiên, qua 2 vụ thực hiện, doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".