Huyện Tuy An thả nuôi 6ha sò huyết tại đầm Ô Loan
Trong năm 2015, dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên đã chọn 12 hộ ở xã An Hải tham gia vào mô hình nuôi sò huyết thịt trên đầm Ô Loan, với diện tích 6ha tại khu vực hòn Khô. Thực hiện mô hình này, các hộ đã xuống giống thả nuôi gần 1.350kg sò huyết, bằng nguồn giống được mua từ tỉnh Cà Mau, có trọng lượng 1.200 đến 1.300 con/kg.
Đây là năm thứ 2 mô hình thả nuôi sò huyết thịt được Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên triển khai thực hiện tại đầm Ô Loan. Năm 2014, mô hình này cũng đã chọn 2 hộ ở xã An Hải, thả nuôi thử nghiệm 2ha sò huyết thịt. Sau hơn 7 tháng thực hiện, từ loại con giống có trọng lượng 300 con/kg, sò huyết thả nuôi theo mô hình này đạt từ 70 đến 80 con/kg và đem lại lợi nhuận cao cho các hộ tham gia mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết, việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin.
Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.
Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).
Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.