Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh

Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh
Ngày đăng: 05/05/2015

Không chỉ có tôm sú, tôm thẻ chân trắng cũng giảm bình quân gần 20.000 đồng/kg so với tháng trước. Cụ thể, loại 40 con/kg giá 125.000 đồng/kg, loại 50 con giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 73.000 đồng/kg.

Trong khi đó, các yếu tố đầu tư cho sản xuất như: thức ăn, phân, thuốc, điện đều đồng loạt tăng giá. Các hộ nông dân nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước tình trạng đó, hầu hết các đầm tôm công nghiệp đã cải tạo đều “treo ao”, còn đối với các đầm đã thả nuôi, tôm đạt trọng lượng có thể cho thu hoạch thì bà con đang “nằm chờ giá”.

Tiến thoái lưỡng nan

Vừa thu hoạch xong đầm tôm thẻ công nghiệp 1.980 m2, tôm đạt trọng lượng 92 con/kg, năng suất 1,7 tấn, với mức giá được thương lái thu mua 79.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, ông Nguyễn Tấn Công, ấp Công Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, chỉ còn lời 20 triệu đồng, mất ít nhất 80 triệu đồng so với thời điểm giá tôm trước đây.

Ông Công bức xúc, giá tôm nguyên liệu lên xuống là chuyện thường ngày, nhưng chưa bao giờ rớt thê thảm và trong tình trạng kéo dài như hiện nay. Nông dân đang vô cùng lo lắng khi thức ăn, phân, thuốc, điện lại tăng giá. Hiện nay, trung bình giá thức ăn tăng 800 đồng/kg. Các loại thuốc men cần thiết trong nuôi tôm thẻ công nghiệp đều tăng từ 9 - 10%.

Giá điện cũng tăng. Ðối với các hộ nuôi tôm công nghiệp được áp giá điện 1.600 đồng/kWh (tăng 200 đồng/kWh), còn các hộ chưa được áp giá thì mỗi kWh tới 4.000 đồng (tăng 1.000 đồng/kWh). Thế nhưng, số hộ được áp giá điện chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Hiện nay, ông Công còn 1 hầm tôm đạt trọng lượng 42 con/kg, đáng lẽ ra phải thu hoạch nhưng giờ phải “nằm chờ giá”. “Nếu thu hoạch trong thời điểm này có thể huề đến lỗ vốn. Thế nhưng, mỗi ngày chờ giá phải bỏ ra chi phí thức ăn, thuốc, điện, nhân công tới 2 triệu đồng”, ông Công bày tỏ.

Những hộ ít vốn sản xuất như gia đình ông Nguyễn Văn Lập, ấp Công Bình, xã Phong Lạc càng thảm hại hơn. 3 năm nuôi tôm thẻ công nghiệp, bao nhiêu vốn liếng của gia đình đều đổ vào 4 hầm tôm nhưng vụ nào cũng “gãy”. Vốn liếng không còn, vụ nuôi này ông “treo” hết 3 hầm, chỉ nuôi 1 hầm.

Ông Lập trần tình: “Ðây là vụ đầu tiên tôi nuôi tôm thành công, mừng hết sức, cứ nghĩ sẽ có được chút lời, trả bớt nợ nần. Hiện giờ, tôm đạt trọng lượng 60 con/kg nhưng không dám thu hoạch vì giá tôm quá thấp. Mỗi ngày gia đình phải tốn 2 triệu đồng tiền thức ăn, chưa kể tiền thuốc men, tiền điện. Giờ gia đình không còn vốn nên phải chạy mượn bà con thân thiết để trả tiền điện”.

Giá cả bất định

Ông Lê Thanh Hải, người có nhiều năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tính toán, giá thành để nuôi được 1 kg tôm thẻ chân trắng đến cỡ 100 con/kg đã trên 70.000 đồng/kg, còn tôm cỡ 50 - 60 con/kg giá thành cao hơn 100.000 đồng/kg. Theo ông Hải, so với các năm trước, giá tôm thẻ chân trắng hiện nay đã giảm gần 30%. Nếu như trước đây thương lái tính giá bằng cách cứ giảm 1 con tôm/kg là tăng 2.000 đồng thì nay chỉ tăng 1.000 đồng/con. Còn ngược lại, cứ tăng 1 con tôm/kg là giảm gần 2.000 đồng.

2 ao tôm thẻ chân trắng của ông Hải hiện nay được trên 3 tháng tuổi, 1 ao tôm kích cỡ khoảng 50 con/kg và 1 ao khoảng 52 con/kg. Thương lái đến lấy loại 50 con/kg với giá 114.000 đồng/kg, còn loại 50 con giá 110.000 đồng/kg. Ông Hải tính toán, nếu giá thời điểm này năm ngoái lời 40.000 - 50.000 đồng/kg thì giờ đây chỉ hoà vốn nên phải cố gắng nuôi đến khi tôm đạt cỡ dưới 50 con/kg mới mong lời được 20.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trường Giang, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, cho rằng, thường giá tôm thương lái chào mua thấp hơn so thực tế từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh trong thời gian gần đây là do thị trường trong nước trầm lắng, số thương lái đến địa phương thu mua tôm rất ít nên nông dân không thể nâng giá bán. Trong khi đó, cuối năm ngoái thương lái thu mua tôm rất nhiều (trong đó có cả thương lái Trung Quốc) nên nông dân có thể khảo sát giá với nhiều lái tôm khác nhau để bán với giá cao nhất. Theo ông Giang, với giá tôm thẻ chân trắng thấp như hiện nay, dù đạt năng suất cao vẫn không lãi vì chi phí đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản tăng cao.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân khiến giá tôm nguyên liệu giảm mạnh là do thời gian gần đây, sản lượng tôm nuôi ở một số nước trong khu vực như Ấn Ðộ, Thái Lan... đã phục hồi, nguồn cung cho thị trường tăng cao. Ðặc biệt, việc một số nước nhập khẩu tôm của Việt Nam đã đưa ra các rào cản kỹ thuật cũng là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp đã lợi dụng cơ hội này để đưa ra nhiều lý do ép nông dân.

Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp để thu thập thông tin. Khi có đầy đủ thông tin thị trường, sở sẽ có văn bản khuyến cáo, chỉ đạo sản xuất sớm nhất để người nuôi an tâm.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn nên hiện nay khoảng 80% diện tích nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh đều được bà con thả nuôi tôm thẻ chân trắng, gây mất cân đối trong sản xuất. Trước tình hình này, Kỹ sư Lê Văn Sử khuyến cáo, thời gian qua giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng giảm mạnh, trong khi giá tôm sú vẫn khá ổn định nên bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cần cân nhắc trong việc chọn đối tượng nuôi sao cho hiệu quả cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Giun Quế Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Giun Quế

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.

23/01/2015
Thu Trên 14 Tỷ Đồng Từ Hồng Không Hạt Thu Trên 14 Tỷ Đồng Từ Hồng Không Hạt

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

23/01/2015
Hiệu Quả Từ Giống Mới Hiệu Quả Từ Giống Mới

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

24/01/2015
Xây Dựng Nông Thôn Mới Khó Khăn Ở Những Xã Giáp Ranh Xây Dựng Nông Thôn Mới Khó Khăn Ở Những Xã Giáp Ranh

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.

24/01/2015
Ngành Nông Nghiệp Chưa Có Những Chuyển Biến Thực Sự Ngành Nông Nghiệp Chưa Có Những Chuyển Biến Thực Sự

Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.

24/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.