Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng “tiêu diệt” hầu hết các loại nấm bệnh gây thối rễ cây đậu phụng. Các CP nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho đậu phụng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây, phòng một số nấm bệnh gây hại.
Tại thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Lộc, tham gia mô hình (MH) sử dụng CP Trichoderma trong canh tác đậu phụng, cho biết: Tại cánh đồng này mấy năm trước trồng đậu phụng thường bị bệnh héo rũ phá hại. Khi sử dụng CP Trichoderma đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỉ lệ bệnh chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài MH không sử dụng CP Trichoderma là 23%, góp phần cải tạo đất; lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ, tăng hơn 830 ngàn đồng/sào so với đối chứng.
MH trồng đậu phụng thâm canh sử dụng CP Trichoderma tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát có tỉ̉ lệ nhiễm bệnh chết yểu thấp, từ 4,5 - 6,5%; năng suất đạt 40,5 tạ/ha, tăng hơn 6,75 tạ/ha so với ngoài MH; lợi nhuận trong MH đạt 69,64 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH 16,22 triệu đồng/ha. Ông Phan Sỹ Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho biết: MH này giúp nông dân Cát Trinh nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất đậu phụng theo hướng phòng trừ tổng hợp, sử dụng CP Trichoderma và các CP phân bón qua lá hợp lý, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng các biện pháp KHKT mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích.
Vụ Hè Thu này, MH trồng đậu phụng thâm canh, sử dụng CP Trichoderma, trên đất lúa thiếu nước tại thôn 6, xã An Trung (huyện An Lão), cho lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa; năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, cao hơn ngoài MH 17 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn 8,15 triệu đồng/ha.
Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN): “Qua kết quả áp dụng trong thực tiễn sản xuất cho thấy, việc ứng dụng CP Trichoderma mang lại nhiều lợi ích đối với cây đậu phụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nông dân trồng đậu phụng phòng chống bệnh hại, vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.

Bòn bon là một trong những loại trái cây sạch và an toàn do hầu hết đều sinh trưởng và kết trái trong điều kiện tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bòn bon, tuy nhiên, bòn bon Thái hay còn gọi là Longkong (tiếng Thái) được người dân ưa chuộng vì trái to, thịt giòn, ngọt, hột lép hơn trái bòn bon thường.

Tuy giá bò đang tăng cao nhưng người chăn nuôi vẫn không ngần ngại bỏ vốn đầu tư khiến cơn sốt giá bò sinh sản hiện nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

Xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là vùng bán sơn địa nắng nóng quanh năm, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn. Từ khi Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam liên kết SX hạt giống ngô lai F1 đã giúp bà con nơi đây ngày càng khấm khá...