Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng
Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng “tiêu diệt” hầu hết các loại nấm bệnh gây thối rễ cây đậu phụng. Các CP nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho đậu phụng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây, phòng một số nấm bệnh gây hại.
Tại thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Lộc, tham gia mô hình (MH) sử dụng CP Trichoderma trong canh tác đậu phụng, cho biết: Tại cánh đồng này mấy năm trước trồng đậu phụng thường bị bệnh héo rũ phá hại. Khi sử dụng CP Trichoderma đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỉ lệ bệnh chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài MH không sử dụng CP Trichoderma là 23%, góp phần cải tạo đất; lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ, tăng hơn 830 ngàn đồng/sào so với đối chứng.
MH trồng đậu phụng thâm canh sử dụng CP Trichoderma tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát có tỉ̉ lệ nhiễm bệnh chết yểu thấp, từ 4,5 - 6,5%; năng suất đạt 40,5 tạ/ha, tăng hơn 6,75 tạ/ha so với ngoài MH; lợi nhuận trong MH đạt 69,64 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH 16,22 triệu đồng/ha. Ông Phan Sỹ Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho biết: MH này giúp nông dân Cát Trinh nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất đậu phụng theo hướng phòng trừ tổng hợp, sử dụng CP Trichoderma và các CP phân bón qua lá hợp lý, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng các biện pháp KHKT mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích.
Vụ Hè Thu này, MH trồng đậu phụng thâm canh, sử dụng CP Trichoderma, trên đất lúa thiếu nước tại thôn 6, xã An Trung (huyện An Lão), cho lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa; năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, cao hơn ngoài MH 17 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn 8,15 triệu đồng/ha.
Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN): “Qua kết quả áp dụng trong thực tiễn sản xuất cho thấy, việc ứng dụng CP Trichoderma mang lại nhiều lợi ích đối với cây đậu phụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nông dân trồng đậu phụng phòng chống bệnh hại, vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và lợi nhuận.
Related news
Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.
Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.