Quy hoạch vùng nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Cụ thể, tổng diện tích quy hoạch vùng nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 2.000ha, tổng sản lượng chế biến năm 2020 đạt 250.000 tấn, giá trị sản lượng là 16.900 tỷ đồng. Trong đó, Tam Nông, Thanh Bình và huyện Cao Lãnh là những địa phương có diện tích thả nuôi nhiều của tỉnh (trên 1.000ha).
Theo quy hoạch, toàn tỉnh sẽ xóa 696ha vùng nuôi không đạt theo yêu cầu. Trong đó xóa 648ha vùng nuôi trong quy hoạch nhưng chưa đào ao và 47,7ha nuôi ngoài quy hoạch, đồng thời đề nghị bổ sung 1.227ha ao nuôi. Với dự thảo, đa số các địa phương đều thống nhất, riêng huyện Tam Nông, Thanh Bình đề nghị được tăng thêm diện tích.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch, thẩm định lại các trình tự, thủ tục quy định để trình UBND tỉnh xem xét.
Riêng vùng nuôi đề nghị bổ sung cần kiểm tra lại, nếu cần thiết phải đưa vào quy hoạch nhưng phải có cam kết của người nuôi về lộ trình hoàn thiện các tiêu chí quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hàng loạt trái cây như thanh long, chôm chôm, mít, nhãn, vải, xoài… rớt giá, thì nông dân trồng bưởi da xanh lại đang “hốt bạc” vì giá bán tại vườn lên tới 50.000 - 60.000 đ/kg!

Tháng 3 năm nay, cùng với nhiều DN khác, DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp) đã tham gia đấu thầu cung ứng gạo cho chương trình mua gạo dự trữ quốc gia (kế hoạch 2014). Chương trình do các Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện.

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.