Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học
Ngày đăng: 14/04/2015

Tuy nhiên, người nuôi cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, coi trọng số lượng mà chưa thực sự chú ý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi và dịch bệnh.

Trước thực trạng trên, tỉnh có định hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, mục tiêu đến năm 2015 quy hoạch 295 ha; năm 2020 là 750 ha. Để thực hiện được, hằng năm Chi cục Thủy sản xây dựng mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học tại Việt Yên, Tân Yên với diện tích hơn 70 ha.

Các hóa chất sử dụng chủ yếu là vôi bột, muối hạt, tỏi xay nhuyễn và đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định các thông số môi trường trong ao; sử dụng chế phẩm sinh học, quạt nước để ổn định môi trường nước; ôxy luôn được duy trì với nồng độ cao, cá không bị ngạt, giảm thời gian nổi đầu, tăng quá trình trao đổi chất.

Chính vì thế, cá khỏe và hấp thu thức ăn tốt hơn. Trong suốt quá trình, người nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để bổ sung các vi sinh vật có lợi, làm ổn định các thông số môi trường. Đây là điều kiện tốt giúp cá sinh trưởng và phát triển, hấp thụ thức ăn tốt, giảm chi phí đầu tư thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Đặc biệt, thức ăn công nghiệp đưa xuống cho cá được kiểm soát và lấy mẫu xét nghiệm các dư lượng thuốc kháng sinh và hormon sinh trưởng, nấm mốc để khẳng định độ an toàn cho cá thương phẩm đầu ra. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện nhiều lần trong quá trình nuôi. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đồng thời hằng tháng lấy mẫu nước trong ao đi phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường như: NO2, NH3…

Đây là điểm mới trong quá trình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh. Mô hình này nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn, tiến tới phát triển thủy sản bền vững.

Qua thực tế sản xuất cho thấy, năng suất cá nuôi theo phương pháp an toàn sinh học đạt 15,2 tấn/ha; lợi nhuận đạt 120-140 triệu đồng/ha tăng khoảng 15% so với phương pháp thông thường.


Có thể bạn quan tâm

Đừng Bỏ Lỡ Cơ Hội Của Trái Thanh Long Đừng Bỏ Lỡ Cơ Hội Của Trái Thanh Long

Là tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái đứng đầu cả nước nên việc thay đổi ngành Nông nghiệp, Tiền Giang không thể bỏ qua nhóm hàng này. Theo đánh giá của Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), có lẽ chưa có loại nông sản nào có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng và ổn định như trái thanh long.

26/08/2013
Thấp Thỏm Với Giá Lúa Thấp Thỏm Với Giá Lúa

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu thu hoạch sớm vụ lúa Thu đông 2013. Tuy nhiên, giá lúa liên tục sụt giảm trong những ngày qua, nhất là những giống có phẩm cấp gạo thấp (IR 50404), đã khiến nhà nông không khỏi lo lắng.

26/08/2013
Nhộn Nhịp Sản Xuất, Kinh Doanh Mùa Lũ Nhộn Nhịp Sản Xuất, Kinh Doanh Mùa Lũ

Nước lũ đang đổ mạnh về các địa phương ở vùng ĐBSCL. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh mùa lũ theo đó cũng bắt đầu nhộn nhịp. Người dân ở TP Cần Thơ đang kỳ vọng nước lũ về nhiều hơn mọi năm, tạo thuận lợi cho kinh doanh chài lưới, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…

27/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Chồn Hương Làm Giàu Nhờ Nuôi Chồn Hương

Anh Hồ Duy Trung (ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) với ý định ban đầu nuôi chồn hương để làm thú cảnh, nhưng giờ trở nên khá giả nhờ loại động vật hoang dã này.

27/08/2013
Mô Hình Mới Với 3 Giống Mô Hình Mới Với 3 Giống "Cây Hoang"

Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.

27/08/2013