25 Tấn Cá Tra Của Công Ty Hùng Vương Đã Được Giải Tỏa Tại Nga
Đại diện công ty thủy sản Hùng Vương cho biết, lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai.
Vừa qua có thông tin 25 tấn cá basa filê đông lạnh của công ty cổ phần Hùng Vương bị Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga áp dụng biện pháp hạn chế tạm thời.
Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Lô hàng cá này, sản xuất tại Nhà máy DL 308 của Tổng Công ty Hùng Vương (HV Corp.), nhập khẩu vào Nga vào thời điểm các nhà quản lý áp dụng qui định hạn chế tạm thời đối với sản phẩm do doanh nghiệp trên cung cấp. Lô hàng có trọng lượng 25 tấn. Toàn bộ lô hàng bị cấm nhập khẩu và làm thủ tục tái xuất.
Trước đó, Tòa án Trọng tài Moskva đã ủng hộ quan điểm của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) trong vụ thao túng thị trường cung cấp cá basa từ Việt Nam. Các công ty không trung thực sẽ bị phạt hơn 30 triệu Rúp.
Sau thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với công ty Thủy sản Hùng Vương và được biết đây là thông tin chưa chính xác. "Lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai. Sau khi được phía cơ quan chức năng Nga thông báo, Hùng Vương đã khắc phục, đồng thời giải quyết xong vụ việc và hiện nay hàng đã vào nga", vị đại diện của Hùng Vương cho biết.
Bên cạnh đó, Hùng Vương cũng khẳng định việc lô hàng cá tra gặp trục trăc hoàn toàn không liên quan đến các biện pháp chống độc quyền của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/4/2015, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Tổng Cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2015 các tỉnh phía Bắc gồm 11 tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Để có thể làm giàu và đổi đời được với nghề nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp thật không hề dễ dàng như nhiều người hằng mơ ước, nhưng cũng không hẳn quá khó khăn đến nỗi không thể vươn tới. Bằng chứng là trong số hàng vạn người nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng, đã có không ít người thành công. Vì sao họ có thể thành công như thế?.
Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;
Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.