Biến Bãi Hoang Thành Trang Trại Tôm Doanh Thu Chục Tỷ Mỗi Năm

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.
Ra mũi Sủi lập nghiệp từ năm 1994, sau 20 năm lao động cật lực, chị Dịu đã biến cánh bãi ngang hoang hóa trở thành khu trang trại nuôi tôm ngày một hiện đại, có doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng.
Trong giới nuôi thủy sản lớn đất Quảng Ninh, nhiều người biết tới chị Đặng Thị Dịu, chủ trang trại nuôi tôm thẻ ở khu 7, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái. Trang trại của gia đình chị Dịu rộng 50ha nằm nay ở mũi Sủi nơi cửa sóng vùng biên giới.
Ít ai biết, trong 20 năm ấy, chị Dịu một nách vừa gây dựng trang trại, vừa nuôi lớn 4 đứa con trưởng thành trong hoàn cảnh thiếu vắng người chồng. Chị Dịu tâm sự: “Thực lực ban đầu không có, tôi phải đi từ nhỏ đến lớn, làm từ hẹp đến rộng. Tiền thu hoạch của năm trước tái đầu tư mở rộng đầu tư cho năm sau. Và có lẽ, tôi cũng phải mất hàng chục năm nữa mới đầu tư hiện đại toàn bộ 50ha đầm nuôi tôm…”.
Năm 2000 là năm chị Dịu chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp với diện tích 1ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng lên 7 ha vào năm 2012 và hiện nay là 12ha. Kể từ năm 2003, chị bỏ hẳn tôm sú chuyển sang nuôi hoàn toàn giống tôm thẻ.
Mặc dù năng suất thấp hơn tôm sú, nhưng con tôm thẻ có sức đề kháng cao hơn và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đầm ven biển Quảng Ninh. Để chủ động nguồn giống tốt, sạch bệnh, năm 2008, chị Dịu đầu tư xây dựng 1 nhà xưởng nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ và nhân ương nuôi tôm giống. Sản lượng tôm giống tại trang trại của gia đình chị Dịu đạt 600-700 triệu con/năm.
Hiện nay, trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng. “Tôi cũng có tham vọng đầu tư hiện đại toàn bộ diện tích khu đầm, nhưng nếu trông chờ vào nguồn vốn đi vay thương mại thì khá rủi ro. Chính vì vậy, phương châm của tôi vẫn là lấy nguồn thu năm trước đầu tư mở rộng vào các năm sau…”.
Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, chị Đặng Thị Dịu còn là hội viên tích cực cùng với Hội ND tham gia hỗ trợ hộ nghèo, ủng hộ các chương trình từ thiện, nghĩa tình ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”

Ngày 26.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Xuân Hồng, chủ cơ sở thu mua tôm sú ở 155 đường Đống Đa, Quy Nhơn, vì đã có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.