Sino Agro Food Sẽ Xây Dựng Trại Nuôi Tôm Đạt Sản Lượng 300.000 Tấn/năm

Công ty Sino Agro Food của Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng trại nuôi tôm mà theo họ sẽ là trại nuôi tôm lớn nhất thế giới, dự kiến sản xuất 300.000 tấn tôm/năm sau khi hoàn thành trong thời gian 20 năm.
Sino Agro Food cho biết công ty con Capital Award đã ký hợp đồng xây dựng trại nuôi với một công ty liên doanh giữa Glory Ocean Development của Hồng Kong và các đối tác nước ngoài.
Trại nuôi có diện tích 1.300 hecta, trong đó cũng có một nhà máy sản xuất tại Trung Sơn trên bờ sông Châu Giang.
Việc xây dựng đã khởi công vào đầu năm nay và dự kiến sẽ kéo dài trong 20 năm, Sino Agro cho biết.
Trong giai đoạn đầu của dự án, dự kiến kéo dài 2 năm, công ty liên doanh sẽ trả cho Capital Awards khoảng 149,6 triệu USD, trong đó 104,3 triệu USD để xây dựng và phát triển, 43,5 triệu USD cho tư vấn và 8,5 triệu phí giấy phép công nghệ.
Capital Award dự kiến sẽ là nhà phân phối các sản phẩm tôm thành phẩm của dự án.
Có thể bạn quan tâm

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.