Lê Lạng Sơn Được Mùa
Thời điểm hiện nay, người trồng lê trên bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Cây lê ở Lạng Sơn được trồng nhiều ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Đình Lập với diện tích khoảng 200ha.
Khi nói về vụ lê năm nay, bà Lã Thị Hội, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc phấn khỏi cho biết: “Gia đình tôi có trên 100 cây lê, năm nay lê rất sai, quả to mọng, chín đều. Thường 1 cây cho năng suất khoảng 50 - 100kg, thậm chí có cây to cho năng suất đến trên 30kg.
Đến nay gia đình tôi đã thu hoạch và bán được 3 tấn quả. Ước tính đến cuối vụ còn được khoảng trên 2 tấn nữa, với giá bán tại vườn từ 12.000 – 15.000 đồng/kg, cao hơn mọi năm từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Nếu với giá ổn định như hiện nay thì vụ lê năm nay sẽ đem lại thu nhập cho gia đình trên 60 triệu đồng”.
Không chỉ riêng gia đình bà Hội mà còn rất nhiều hộ dân khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có thu nhập từ 10 – 30 triệu đồng từ cây lê.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 15 năm về trước, Tà Niết còn là bản khó khăn bậc nhất của xã Chiềng Hắc (huyện Mộc Châu, Sơn La), mà một phần nguyên nhân là người dân có tập quán canh tác lạc hậu.
Mô hình trồng lúa theo dự án 3 giảm 3 tăng đang là cơ hội đổi đời của nhiều nông dân ở Cà Mau, sau nhiều năm gắn bó với phương pháp sản xuất lúa theo cách truyền thống.
Từ ngày 12 – 14.11, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân 1,7 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND do T.Ư Hội NDVN ủy thác cho 69 hộ hội viên, ND thuộc 5 xã Phổ Quang, Nghĩa Thương, Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi), Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) và xã Bình Hải (Bình Sơn).
5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng được chăn thả tự nhiên trên diện tích 30ha của Trang trại gà rừng NTC - trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam.
Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cán bộ, công chức có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng DTTS.