Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Thuốc BVTV, Chạy Đua Làm Phân Bón

Bỏ Thuốc BVTV, Chạy Đua Làm Phân Bón
Ngày đăng: 19/08/2014

Do lĩnh vực thuốc BVTV gặp khó khăn, trong khi phân bón hiện đang rất hấp dẫn nên mấy năm trở lại đây có một làn sóng các DN SXKD thuốc BVTV ồ ạt làm thêm mảng phân bón.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, làn sóng các DN thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón có sự tham gia đầy đủ từ DN vừa và nhỏ đến các ông lớn trong làng thuốc BVTV.

Đầu tiên, phải kể đến là Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), sau khi không được thành công với sản phẩm phân bón lá Boom Flower, cuối năm 2013, DN hàng đầu về thuốc BVTV tại Việt Nam này đã khởi công xây dựng Nhà máy phân hữu cơ sinh học tại tỉnh Hậu Giang trên tổng diện tích 14.000m2.

Được biết, trong 2 năm đầu, AGPPS dự kiến công suất mỗi năm khoảng 6.500 tấn, sau đó nâng lên 50.000 tấn/năm. Việc AGPPS tham gia vào thị trường phân bón, đang được nhiều DN trong ngành quan tâm theo dõi sát sao.

Một DN được xếp vào tốp 10 Cty thuốc BVTV lớn nhất Việt Nam hiện nay là Ngọc Tùng JSC (Cty CP SX-TM Dịch vụ Ngọc Tùng) tại TP Hồ Chí Minh cũng vừa kịp khánh thành nhà máy SX phân bón trị giá trên 10 triệu USD với công suất 300.000 tấn/năm tại tỉnh Long An sau khi khởi công xây dựng năm 2010.

Trong buổi ra mắt sản phẩm tại thị trường phía Bắc gần đây, Chủ tịch HĐQT Ngọc Tùng JSC, ông La Hoàng Đức chia sẻ: Hiện lĩnh vực SX-KD thuốc BVTV đang có sự cạnh tranh khốc liệt và bắt đầu cho thấy sự bão hòa, trong khi đó lĩnh vực phân bón vẫn còn rất nhiều tiềm năng nên việc đơn vị chuyển sang làm thêm mảng phân bón là mục tiêu chiến lược.

Do đi sau những đơn vị khác, Ngọc Tùng JSC chọn cho mình một lối đi riêng, thay vì đặt tên sản phẩm phân bón là NPK như hàng nghìn sản phẩm phân bón khác trên thị trường, Ngọc Tùng JSC quyết định đăng ký và lấy tên độc quyền là phân bón UDP Cọp Vàng.

Không biết, với cách đặt tên độc đáo này có giúp Ngọc Tùng JSC gặt hái được thành công trong lĩnh vực phân bón như thuốc BVTV hay không nhưng trong bối cảnh hiện nay, để đạt được 100% công suất nhà máy NPK 300.000 tấn/năm không hề đơn giản một chút nào.

Quá trình tìm hiểu làn sóng đầu tư vào lĩnh vực phân bón của các DN SX-KD thuốc BVTV, chúng tôi nhận thấy phần lớn các DN thường chọn đầu tư vào lĩnh vực phân bón lá vì có công nghệ, quy trình SX, đóng gói không khác là mấy so với SX thuốc BVTV nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư mua trang thiết bị máy móc, nhà xưởng so với việc SX phân bón rễ NPK.

Trước làn sóng đổ xô làm phân bón, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định cho rằng đó là quy luật tất yếu, bởi lĩnh vực SX-KD thuốc BVTV hiện đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Mặt khác, kinh doanh thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và dịch bệnh, trong khi phân bón ít biến động hơn.

Đó là một trong những lí do dẫn tới thực trạng, chỉ trong thời gian rất ngắn, mặt hàng phân bón lá xuất hiện trên thị trường nhiều như “nấm sau mưa”.

Là một DN SX-KD thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón khá thành công tại An Giang, Giám đốc Cty TNHH TMSX GNC, ông Đinh Văn Thật chia sẻ: Nắm bắt được nhu cầu sử dụng phân bón lá sẽ tăng cao, Cty GNC phối hợp với Cty Agtec Innovations, DN công nghệ nông nghiệp Mỹ chuyên nghiên cứu, ứng dụng các loại phân bón vi lượng thông minh (Smart Micronutrient technology) nghiên cứu và sở hữu bản quyền.

Các loại phân bón vi lượng thông minh của Cty GNC và Agtec được phối hợp SX theo những công thức chuyên biệt dành cho từng loại cây trồng, đất trồng và điều kiện khí hậu, canh tác riêng biệt.

Xét cho cùng việc các DN thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón có thể coi là tín hiệu mừng, bởi nó chứng tỏ trình độ canh tác của người nông dân đã tiến bộ hơn rất nhiều nên việc sử dụng thuốc BVTV có sự giảm dần.

Hơn nữa, thay vì sử dụng phân bón đơn, nông dân đã chuyển dần sang sử dụng phân NPK có công thức và hàm lượng phù hợp với đồng đất và thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, qua đó sâu bệnh cũng ít hơn.

Trên đây chỉ là lát cắt nhỏ về một vài DN thuốc BVTV có quy mô từ lớn, trung, đến nhỏ chuyển sang làm thêm mảng phân bón, song nó phần nào cho thấy kinh doanh thuốc BVTV hiện đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt và lĩnh vực phân bón vẫn chứng minh được tiềm năng.


Có thể bạn quan tâm

Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.

04/08/2015
Gỡ rối cho ngành cá tra Gỡ rối cho ngành cá tra

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

04/08/2015
Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.

04/08/2015
Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

04/08/2015
Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

04/08/2015