Siêu thị ngoại ép thủy sản Việt ngay tại sân nhà
Việc nâng chiết khấu và các khoản chi phí phát sinh sẽ "ăn" vào giá bán khiến thủy sản bày bán tại siêu thị trở nên đắt đỏ hơn.
Theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù đã nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, dân số thành thị chiếm hơn 33%, trong 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng dần tỷ trọng hàng tiêu thụ trong nước.
Tuy nhiên, để có mặt và trụ lại tại các siêu thị thì thì điều kiện không dễ dàng gì.
Theo đó, hàng năm, các siêu thị liên tục đòi tăng mức chiết khấu và ép buộc nhiều khoản chi phí “có tên” hay “không tên” trong thỏa thuận thương mại.
Các doanh nghiệp cho hay, khó khăn trong việc phát triển phân phối thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước là mức chiết khấu cho các hệ thống siêu thị rất cao và đều tăng hàng năm, doanh nghiệp nào không chấp nhận thì bị dọa cắt hợp đồng cung cấp hàng.
Đối với các siêu thị trong nước mức chiết khấu vẫn ở mức “dễ chịu”, cao nhất là 10%, nhưng đối với các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% trở lên, thậm chí lên tới 25%/doanh thu.
Hơn nữa, có những khoản chiết khấu tại các siêu thị nước ngoài mới nghe đã thấy vô lý như: Chi phí tháng cho thương lượng chung; chi phí tháng tập hợp đơn hàng; chi phí tháng cho tối ưu hóa phân phối sản phẩm trong mạng lưới các cửa hàng; chi phí cho việc dùng thử sản phẩm (mặc dù doanh nghiệp đã có chương trình với chi phí riêng)…
Mỗi khoản chiết khấu 1-2% tương đương với số tiền 100-200 triệu (nếu doanh số của doanh nghiệp 10 tỷ/năm).
Cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm một vài khoản chiết khấu “trời ơi” mới với những cái tên nghe rất “mỹ miều” từ “trên trời rơi xuống” - thông tin từ VASEP cho biết.
Mới đây, một số siêu thị nước ngoài gửi đề nghị tới các doanh nghiệp thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75-1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, điều này bất hợp lý gây bức xúc cho các doanh nghiệp vì việc tăng mức chiết khấu này sẽ làm cho giá bán tăng theo.
Hiện nay các siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20-35% so với giá bán của nhà cung cấp, cùng với việc “đè” doanh nghiệp để “lấy thêm” phần chiết khấu 10-25% đã làm cho giá bán của nhiều loại sản phẩm thủy sản bày bán trong siêu thị cao hơn so với các kênh bán lẻ, phân phối khác như: chợ, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng chính là người phải trả khoản chênh lệch này.
Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 19-20%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 20-21%/năm từ năm 2016 đến năm 2020.
Dự kiến, năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại.
Số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại đang “mọc lên như nấm”, nhất là khi Hiệp định TPP tới đây sẽ được ký kết, tuy nhiên, với những điều khoản phía siêu thị đưa ra, trong đó, mức chiết khấu mỗi năm một cao thì con đường để đưa sản phẩm thủy sản vào siêu thị để đến tay người tiêu dùng vẫn vô cùng gian nan.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trang, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm.
Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80 - 100%. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh những thiệt hại này
Nông dân đang bị "nhiễu" bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề ươm giống cây trồng lâm nghiệp trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng
Một số loại thủy sản như cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn... chỉ thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C. ở nhiệt độ 10-20 độ C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, chúng sẽ bị chết rét