Trang trại dưới chân Hòn Rồng

Trang trại ban đầu có 5ha, do cha ông Hải khai phá.
Khi ông tiếp quản, mảnh đất còn trơ cằn sỏi đá, chỉ trồng được mía, mì, năng suất thấp.
Sau thời gian canh tác, ông tiếp tục khai hoang và mở rộng diện tích trang trại lên 10ha.
Ông cũng dần nghiệm ra, đất rẫy nếu không cải tạo thì không thể cho năng suất, lợi nhuận cao.
Hơn thế, trồng mía, mì, cây ngắn ngày rất bấp bênh, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường, giá cả...
Chỉ có làm vườn, tính kế lâu dài mới hy vọng tạo sức bật.
Đàn bò ở trang trại ông Hải được nuôi bằng cỏ voi
Tuy nhiên, để lập vườn cần có nước.
Vì thế, ông Hải khảo sát từng khe suối để tìm mạch nước, bắc đường ống dẫn nước về trang trại.
Có nước, ông phát triển cây ăn quả, chủ lực là cây xoài, điều cao sản, trồng keo, bạch đàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Đến nay, vườn xoài của ông đã phát triển được 8ha, trong đó cho thu hoạch ổn định hơn 3ha, doanh thu mỗi năm không dưới 200 triệu đồng.
Điều đặc biệt, ông Hải áp dụng các biện pháp mới, tiên tiến như: bón phân vi sinh theo hướng canh tác hữu cơ; xua đuổi côn trùng bằng chất long não; kích thích ra hoa trái vụ...
Ngoài doanh thu chính từ cây xoài, thu nhập từ cây điều cao sản, trồng rừng (2ha) đã đem lại cho ông hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát huy hiệu quả.
Hiện nay, trang trại của ông có đàn bò lai 15 con.
Để có thức ăn cho bò, ông trồng thêm 1ha cỏ voi, cỏ sữa, khoai lang.
Trang trại cũng đang phát triển đàn heo rừng lai, gà thả vườn và heo siêu nạc...
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi mỗi năm đem lại cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng.
Hiện nay, ông Hải đang đầu tư xây thêm dãy chuồng trại nuôi heo công nghiệp với sức nuôi 100 con từ nguồn vốn tích lũy bấy lâu.
“Có được như hôm nay cũng nhờ vợ chồng tôi dành dụm, tiết kiệm, chịu khó cải tạo đất rẫy thành vườn...” - ông nói.
Ông Nguyễn Văn Yên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam đánh giá: Trang trại của ông Hải là mô hình điển hình trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho 5 - 10 lao động ở địa phương.
Hội Nông dân xã đang theo dõi hỗ trợ, nhân rộng.
Ông Hải là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, có nhiều đóng góp cho chi hội, Hội Nông dân xã trong việc chia sẻ kinh nghiệm sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.

Giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Vì vậy, trước mỗi vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều phối hợp với chính quyền các địa phương để chủ động nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân vụ đông - xuân năm 2014 - 2015; khâu cung ứng giống trong sản xuất cũng được cũng đặc biệt chú trọng.