Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Siêu thị ngoại ép thủy sản Việt ngay tại sân nhà

Siêu thị ngoại ép thủy sản Việt ngay tại sân nhà
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Việc nâng chiết khấu và các khoản chi phí phát sinh sẽ "ăn" vào giá bán khiến thủy sản bày bán tại siêu thị trở nên đắt đỏ hơn.

Theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù đã nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, dân số thành thị chiếm hơn 33%, trong 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng dần tỷ trọng hàng tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, để có mặt và trụ lại tại các siêu thị thì thì điều kiện không dễ dàng gì.

Theo đó, hàng năm, các siêu thị liên tục đòi tăng mức chiết khấu và ép buộc nhiều khoản chi phí “có tên” hay “không tên” trong thỏa thuận thương mại.

Các doanh nghiệp cho hay, khó khăn trong việc phát triển phân phối thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước là mức chiết khấu cho các hệ thống siêu thị rất cao và đều tăng hàng năm, doanh nghiệp nào không chấp nhận thì bị dọa cắt hợp đồng cung cấp hàng.

Đối với các siêu thị trong nước mức chiết khấu vẫn ở mức “dễ chịu”, cao nhất là 10%, nhưng đối với các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% trở lên, thậm chí lên tới 25%/doanh thu.

Hơn nữa, có những khoản chiết khấu tại các siêu thị nước ngoài mới nghe đã thấy vô lý như: Chi phí tháng cho thương lượng chung; chi phí tháng tập hợp đơn hàng; chi phí tháng cho tối ưu hóa phân phối sản phẩm trong mạng lưới các cửa hàng; chi phí cho việc dùng thử sản phẩm (mặc dù doanh nghiệp đã có chương trình với chi phí riêng)…

Mỗi khoản chiết khấu 1-2% tương đương với số tiền 100-200 triệu (nếu doanh số của doanh nghiệp 10 tỷ/năm).

Cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm một vài khoản chiết khấu “trời ơi” mới với những cái tên nghe rất “mỹ miều” từ “trên trời rơi xuống” - thông tin từ VASEP cho biết.

Mới đây, một số siêu thị nước ngoài gửi đề nghị tới các doanh nghiệp thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75-1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, điều này bất hợp lý gây bức xúc cho các doanh nghiệp vì việc tăng mức chiết khấu này sẽ làm cho giá bán tăng theo.

Hiện nay các siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20-35% so với giá bán của nhà cung cấp, cùng với việc “đè” doanh nghiệp để “lấy thêm” phần chiết khấu 10-25% đã làm cho giá bán của nhiều loại sản phẩm thủy sản bày bán trong siêu thị cao hơn so với các kênh bán lẻ, phân phối khác như: chợ, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng chính là người phải trả khoản chênh lệch này.

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 19-20%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 20-21%/năm từ năm 2016 đến năm 2020.

Dự kiến, năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại.

Số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại đang “mọc lên như nấm”, nhất là khi Hiệp định TPP tới đây sẽ được ký kết, tuy nhiên, với những điều khoản phía siêu thị đưa ra, trong đó, mức chiết khấu mỗi năm một cao thì con đường để đưa sản phẩm thủy sản vào siêu thị để đến tay người tiêu dùng vẫn vô cùng gian nan.


Related news

Hội nhập khiến nông nghiệp không còn đường lùi Hội nhập khiến nông nghiệp không còn đường lùi

Trong khi trân trọng những tiến bộ và thành tựu đã đạt được, cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật đau lòng là phần lớn nông, lâm, thủy sản của nước ta là những sản phẩm thô hay sơ chế, giá trị gia tăng còn hạn chế, chất lượng thấp và không đồng đều.

Monday. September 7th, 2015
Phân bón sẽ có mặt bằng giá mới, lợi cho nhà sản xuất nội địa Phân bón sẽ có mặt bằng giá mới, lợi cho nhà sản xuất nội địa

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.

Monday. September 7th, 2015
Trấn Yên (Yên Bái) Phát Triển Vùng Cây Ăn Quả Có Múi Trấn Yên (Yên Bái) Phát Triển Vùng Cây Ăn Quả Có Múi

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.

Tuesday. February 10th, 2015
Việt Nam 40 năm chưa qua khỏi cánh đồng? Việt Nam 40 năm chưa qua khỏi cánh đồng?

Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?

Monday. September 7th, 2015
Bất thường việc thương lái Trung Quốc mua cau non Bất thường việc thương lái Trung Quốc mua cau non

“Năm nay, thương lái Trung Quốc đột nhiên thu mua cau sớm và chuộng cau non. Cau non mua được giá, tới 16.000 đồng/kg. Tui mua đem sấy rồi bán đưa sang bên Trung Quốc tiêu thụ. Bây giờ thì giá vậy, nhưng không biết sau này thương lái Trung Quốc có hạ giá xuống không nữa”, bà Nguyễn Thị Kim Ánh - chủ cơ sở thu mua, hấp cau tại Quảng Ngãi - bày tỏ lo lắng.

Monday. September 7th, 2015