Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo
Ngày 13/11, Bayer Việt Nam phối hợp cùng Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức buổi lễ ra mắt dự án Sáng kiến phát triển SX lúa gạo khu vực châu Á tại Việt Nam (BRIA).
Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới nhất trong SX lúa gạo, áp dụng các mô hình canh tác lúa bền vững.
Dự án còn có sự tham gia của Viện Lúa quốc tế (IRRI) và Viện Lúa ĐBSCL (CLRRI), các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và thu mua đầu ra.
Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Theo đó, 3 chỉ tiêu cần đạt được của dự án này là: Có ít nhất 3.000 nông dân canh tác lúa tại 3 tỉnh nói trên áp dụng thành công các biện pháp canh tác lúa thông minh đã được thử nghiệm; Lợi nhuận tăng ít nhất 30% từ tăng năng suất và giảm chi phí sử dụng vật tư nông nghiệp; Sản phẩm lúa gạo đạt chứng nhận một số tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường châu Âu (đánh giá dựa trên các văn bản liên quan đến phát triển và chứng nhận sản phẩm hoàn thành vào cuối dự án).
“BRIA là gói giải pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ bao gồm sử dụng giống tốt, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý nước và dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)...
nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất, chất lượng, giảm tổn thất, giảm giá thành lúa gạo, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
BRIA hỗ trợ thí điểm liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo theo mô hình Cánh đồng lớn (LF), là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững”, TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói.
Cũng trong buổi ra mắt, ông Torsten Velden, Tổng GĐ Bayer Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vui hợp tác cùng GIZ và các đối tác then chốt trong ngành lúa gạo thông qua dự án BRIA tại Việt Nam, để giúp cải thiện đời sống của nông dân và đẩy mạnh SX lúa gạo".
Có thể bạn quan tâm
Đầu tuần này, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) bước đầu đã phê duyệt nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2015 trong bối cảnh sản lượng lúa thấp và thiệt hại gây ra từ các cơn bão trong năm nay.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), chia sẻ với NNVN, cho rằng, đây là “thời” của các DN đầu tư vào nông nghiệp, vì lợi thế cạnh tranh của ngành này đang lớn.
Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.
Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.
Trong khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại Cần Thơ, Cty Kỹ thuật công nghệ DKSH phối hợp với Cty TNHH MTV Hậu Hiển Phát giới thiệu các dòng máy kéo New Holland, như máy cày TT45/4WD, TT55/4WD, TT75/4WD, máy cuốn rơm Star, máy xới Maschio, máy tách màu Deasung... phù hợp cho đồng ruộng VN.