Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang
Ngày đăng: 17/04/2013

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Thạc sĩ Nguyễn Phước Thành, Trưởng phòng Trồng trọt, Kiểm dịch thực vật – Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất lúa: “Phân bón là nhu cầu thiết yếu nhưng việc sử dụng phân bón không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều tác hại như tăng chi phí giá thành sản xuất, làm phát sinh dịch bệnh hại lúa, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe. Thực trạng canh tác lúa trên đồng ruộng An Giang, nhiều nông dân có thói quen bón phân thừa đạm do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất và thành phần các loại phân hóa học, việc phối trộn các loại phân NPK, Urea, DAP… không hợp lý dẫn đến bón thừa đạm, cây lúa bị bội thực và xanh tốt quá dễ bị sâu cắn phá và làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng năng suất, chất lượng gạo. Bón phân thừa đạm, cây lúa hấp thu không hết gây lãng phí, góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe…”.

Để chuyển giao kỹ thuật mới theo quy trình sản xuất lúa tiết kiệm phân bón cho nông dân vụ đông xuân 2012 - 2013, Thạc sĩ Thành cho biết: “Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chọn ruộng lúa của ông Phương làm thí điểm 1 héc-ta. Mô hình trình diễn quy trình kỹ thuật bón phân tiết kiệm có sự phối hợp của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí cung ứng sản phẩm phân Urea Phú Mỹ”. Để so sánh hiệu quả sản xuất, ông Phương đã làm đối chứng thửa ruộng bên cạnh theo kỹ thuật và hiểu biết của mình, cùng sử dụng giống lúa nguyên chủng OM 4900 gieo mạ sân và cấy bụi.

Quy trình sử dụng phân bón cho ruộng trình diễn theo công thức (119.8N - 82.8P2O5 - 42K20) tương ứng 150kg phân Urea, 170kg phân DAP và 90kg phân Kali (410kg/héc-ta). Công thức bón phân cho ruộng đối chứng (143.6N - 96.6P2O5 - 69K2O) tương ứng 180kg Urea, 190kg phân DAP và 120kg phân Kali (490 kg/héc - ta). Lượng phân bón chênh lệch giữa ruộng trình diễn ít hơn ruộng đối chứng 80kg. Chi phí sản xuất của ruộng trình diễn giảm tiền phân 1,260 triệu đồng/héc - ta và giảm tiền phun xịt thuốc bệnh đạo ôn và sâu lá 96.000 đồng. Chi phí sản xuất của ruộng trình diễn 27,071 triệu đồng/héc-ta, chi phí ruộng đối chứng 28,427 triệu đồng/héc-ta.

Sau 3 tháng cho thu hoạch, ruộng trình diễn đạt năng suất 8,330 tấn lúa tươi/héc-ta, ruộng đối chứng đạt 8,480 tấn lúa tươi/héc-ta. Ông Phương cho biết:“Hợp tác nhân giống lúa cấp xác nhận 1 với Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang nên được công ty thu mua hỗ trợ thêm 650 đồng/kg lúa tươi, nhờ vậy, bán lúa được giá 5.558 đồng/kg. Năng suất ruộng trình diễn thấp hơn ruộng đối chứng 150kg/héc - ta nên tiền bán lúa ít hơn 833.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất ruộng đối chứng cao hơn ruộng trình diễn 1,356 triệu đồng/héc-ta nên lợi nhuận thu được của ruộng trình diễn cao hơn ruộng đối chứng 522.000 đồng. Lợi nhuận ruộng trình diễn đạt được 19,281 triệu đồng/héc - ta, còn lợi nhuận của ruộng đối chứng 18,704 triệu đồng/héc - ta.

Ông Phương chia sẻ: “Trước đây sử dụng phân Urea Trung Quốc bón cho lúa, từ vụ thu đông 2012, chuyển sang sử dụng phân Urea Phú Mỹ. Về giá cả, phân Urea Phú Mỹ tương đương với phân Urea Trung Quốc nhưng bón Urea Phú Mỹ giảm được 80kg phân DAP và Kali cho mỗi héc - ta. Ưu điểm phân Urea Phú Mỹ, cây lúa không quá xanh tốt nên hạn chế dịch hại. Nay được Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chuyển giao kỹ thuật mới tiết kiệm phân bón giúp giảm giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận”.


Có thể bạn quan tâm

Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

28/10/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng

Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 600 ha sắn bị hư hại

29/10/2013
Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang

Sau hơn năm tháng triển khai thực hiện thí điểm dự án “nuôi luân canh lúa-cá” tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả “kép”, đồng thời mở ra triển vọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập.

30/10/2013