Nhân giống nấm dạng dịch thể

Tổng kinh phí cho dự án này dự kiến trên 1,1 tỷ đồng.
Trung tâm sẽ nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) SX 260 lít giống nấm dịch thể cấp 1,2,3, lưu giữ 100 ống giống gốc thuần nấm sò và nấm linh chi. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ SX 1.000 bịch nấm sò, 1.000 bịch nấm linh chi thương phẩm từ giống nấm dạng dịch thể trên. Đồng thời, 5 kỹ thuật viên của Trung tâm sẽ được đào tạo để làm chủ công nghệ được chuyển giao.
Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hải Phòng có nhiều hoạt động hiệu quả trong nhân giống và SX các loại nấm thương phẩm cung cấp cho thị trường Hải Phòng và các địa phương lân cận.
Công nghệ nhân giống dạng dịch thể mở ra hướng nhân giống mới trong nuôi trồng nấm tại Hải Phòng, góp phần thúc đẩy nghề trồng nấm hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.

Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.