Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm tựa tin cậy của nông dân

Điểm tựa tin cậy của nông dân
Ngày đăng: 11/09/2015

Những năm qua, nông dân huyện Châu Phú (An Giang) nói chung và xã Thạnh Mỹ Tây nói riêng, canh tác lúa theo tập quán cũ, lạc hậu, quy mô nhỏ, sản phẩm từng nông hộ cung cấp ra thị trường thường bị thương lái ép giá.

Chính vì vậy, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành sau khi thành lập và đi vào hoạt động đã thực sự là điểm tựa tin cậy cho nông dân, góp phần đem lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập kinh tế hộ cho nông dân thuộc xã vùng trong này.

Trao đổi với chúng tôi, anh Đặng Vũ Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ Tây cho biết: “Để các hộ trồng lúa của xã có điều kiện trao đổi kinh nghiệm làm ăn, thị trường tiêu thụ nông sản được thuận lợi, vụ TĐ 2013, hội đã chọn ấp Ba Xưa và Bờ Dâu làm điểm thành lập tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành.

Bước đầu, hội đã khảo sát, điều tra tập quán SX, cơ cấu giống từng tiểu vùng, vận động hội viên nòng cốt, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện đi đầu nên đã tạo được sự đồng thuận cao.

Hội Nông dân và kỹ thuật viên nông nghiệp xã đã phối hợp chặt chẽ với Cty thu mua lúa cho bà con nông dân. Đồng thời tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ kịp thời cho nông dân nên người dân yên tâm SX, hiệu quả cao hơn so với trồng lúa theo tập quán cũ từ 10 - 20%”.

Ông Lê Quang Trọng, tổ phó tổ hợp tác cho biết: “Ngày mới thành lập tổ có 30 thành viên tham gia SX lúa trên diện tích 200 ha. Vào mùa vụ, tổ hợp tác sinh hoạt từ 2 - 3 lần để thông tin về lịch xuống giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng "1 phải, 5 giảm", tổ viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn; giải đáp thắc mắc về đầu ra sản phẩm, cách chăm sóc lúa.

Đến nay, tổ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty Lương thực An Giang, với diện tích 900 ha/năm, gồm các giống lúa OM 6976, AP 2010...”.

Theo nhiều nông dân, lúc chưa vào tổ hợp tác do thiếu liên kết với nhà doanh nghiệp nên đầu vụ SX họ phải vay tiền mua giống, vật tư nông nghiệp chịu lãi, đến khi thu hoạch bị tư thương ép giá, ép cả ngày thu hoạch, “cò lúa” dẫn thương lái đến mua xong rồi đề nghị cho nợ 1 tháng sau mới trả...

Vì vậy, thời gian tới nếu Hội Nông dân xã tìm được đối tác có uy tín thì tổ hợp tác sẽ được nâng lên thành hợp tác xã, quyền lợi nông dân được nâng lên, lợi nhuận sẽ cao hơn, đời sống sẽ ngày càng phát triển hơn.

Từ khi vào tổ hợp tác với Cty, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt, được cung cấp giống, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ, được bao tiêu và thu mua theo giá thị trường tránh được rủi ro do bị thương lái ép giá.

Anh Trọng, người SX lúa với diện tích 4 ha tâm sự: “Tôi tham gia tổ hợp tác ngay từ những ngày đầu mới thành lập đến nay đã 6 vụ, Cty Lương thực An Giang đầu vụ họp thống nhất giống SX, liên kết với Cty Ngọc Tùng cung cấp phân bón, thuốc BVTV đến cuối vụ mới thanh toán không tính lãi; Ngân hàng Tiên Phong hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Cty thu mua lúa theo giá thị trường, thanh toán tiền mặt tại thời điểm thu mua nên không riêng gì tôi mà ai trong tổ này cũng phấn khởi. Tất cả diện tích của tôi điều ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Cty, mỗi vụ lợi nhuận khoảng 20% so với SX theo tập quán cũ, lãi gấp đôi”.

Cùng với niềm vui của ông Trọng, anh Dương Văn Dớn, còn phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ trồng 1,1 ha lúa OM 6976, thu nhập chẳng được là bao. Nhờ tham gia tổ hợp tác, tôi được Cty hướng dẫn kỹ thuật; giới thiệu mua phân bón, thuốc BVTV theo hình thức trả chậm không tính lãi, thanh toán vào cuối vụ; mua theo giá thị trường, có khi cao hơn bên ngoài 100 đ/kg.

Tôi yên tâm không lo bị ép giá. Nếu mô hình này còn thì tôi quyết ký hợp đồng để được ưu đãi”.

Có thể nói, tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành, xã Thạnh Mỹ Tây từ ngày ký kết hợp đồng với Cty Lương thực An Giang đến nay đã 6 vụ nhưng hai bên chưa bao giờ hủy hợp đồng mà thỏa thuận với nhau để cùng có lợi.

Nhiều bà con ngoài tổ xin được tham gia nhưng do kho bãi của Cty không đảm bảo thu mua khi thu hoạch tập trung đồng loạt.


Có thể bạn quan tâm

Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

17/11/2014
Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

17/11/2014
“Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn “Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

17/11/2014
Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

18/11/2014
Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ? Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ?

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

18/11/2014