Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang
Publish date: Wednesday. April 17th, 2013

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Thạc sĩ Nguyễn Phước Thành, Trưởng phòng Trồng trọt, Kiểm dịch thực vật – Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất lúa: “Phân bón là nhu cầu thiết yếu nhưng việc sử dụng phân bón không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều tác hại như tăng chi phí giá thành sản xuất, làm phát sinh dịch bệnh hại lúa, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe. Thực trạng canh tác lúa trên đồng ruộng An Giang, nhiều nông dân có thói quen bón phân thừa đạm do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất và thành phần các loại phân hóa học, việc phối trộn các loại phân NPK, Urea, DAP… không hợp lý dẫn đến bón thừa đạm, cây lúa bị bội thực và xanh tốt quá dễ bị sâu cắn phá và làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng năng suất, chất lượng gạo. Bón phân thừa đạm, cây lúa hấp thu không hết gây lãng phí, góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe…”.

Để chuyển giao kỹ thuật mới theo quy trình sản xuất lúa tiết kiệm phân bón cho nông dân vụ đông xuân 2012 - 2013, Thạc sĩ Thành cho biết: “Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chọn ruộng lúa của ông Phương làm thí điểm 1 héc-ta. Mô hình trình diễn quy trình kỹ thuật bón phân tiết kiệm có sự phối hợp của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí cung ứng sản phẩm phân Urea Phú Mỹ”. Để so sánh hiệu quả sản xuất, ông Phương đã làm đối chứng thửa ruộng bên cạnh theo kỹ thuật và hiểu biết của mình, cùng sử dụng giống lúa nguyên chủng OM 4900 gieo mạ sân và cấy bụi.

Quy trình sử dụng phân bón cho ruộng trình diễn theo công thức (119.8N - 82.8P2O5 - 42K20) tương ứng 150kg phân Urea, 170kg phân DAP và 90kg phân Kali (410kg/héc-ta). Công thức bón phân cho ruộng đối chứng (143.6N - 96.6P2O5 - 69K2O) tương ứng 180kg Urea, 190kg phân DAP và 120kg phân Kali (490 kg/héc - ta). Lượng phân bón chênh lệch giữa ruộng trình diễn ít hơn ruộng đối chứng 80kg. Chi phí sản xuất của ruộng trình diễn giảm tiền phân 1,260 triệu đồng/héc - ta và giảm tiền phun xịt thuốc bệnh đạo ôn và sâu lá 96.000 đồng. Chi phí sản xuất của ruộng trình diễn 27,071 triệu đồng/héc-ta, chi phí ruộng đối chứng 28,427 triệu đồng/héc-ta.

Sau 3 tháng cho thu hoạch, ruộng trình diễn đạt năng suất 8,330 tấn lúa tươi/héc-ta, ruộng đối chứng đạt 8,480 tấn lúa tươi/héc-ta. Ông Phương cho biết:“Hợp tác nhân giống lúa cấp xác nhận 1 với Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang nên được công ty thu mua hỗ trợ thêm 650 đồng/kg lúa tươi, nhờ vậy, bán lúa được giá 5.558 đồng/kg. Năng suất ruộng trình diễn thấp hơn ruộng đối chứng 150kg/héc - ta nên tiền bán lúa ít hơn 833.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất ruộng đối chứng cao hơn ruộng trình diễn 1,356 triệu đồng/héc-ta nên lợi nhuận thu được của ruộng trình diễn cao hơn ruộng đối chứng 522.000 đồng. Lợi nhuận ruộng trình diễn đạt được 19,281 triệu đồng/héc - ta, còn lợi nhuận của ruộng đối chứng 18,704 triệu đồng/héc - ta.

Ông Phương chia sẻ: “Trước đây sử dụng phân Urea Trung Quốc bón cho lúa, từ vụ thu đông 2012, chuyển sang sử dụng phân Urea Phú Mỹ. Về giá cả, phân Urea Phú Mỹ tương đương với phân Urea Trung Quốc nhưng bón Urea Phú Mỹ giảm được 80kg phân DAP và Kali cho mỗi héc - ta. Ưu điểm phân Urea Phú Mỹ, cây lúa không quá xanh tốt nên hạn chế dịch hại. Nay được Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang chuyển giao kỹ thuật mới tiết kiệm phân bón giúp giảm giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận”.


Related news

Nông Nghiệp Thắng Lớn Nông Nghiệp Thắng Lớn

Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Friday. November 28th, 2014
Nuôi Cá Dầm Xanh Ở Trung Hà (Tuyên Quang) Nuôi Cá Dầm Xanh Ở Trung Hà (Tuyên Quang)

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.

Friday. June 27th, 2014
Tôm Thẻ Chân Trắng Được Nuôi Ở Thành Phố Tôm Thẻ Chân Trắng Được Nuôi Ở Thành Phố

Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Friday. June 27th, 2014
Xuất Khẩu Đường Qua Trung Quốc Bị Ách Tắc Xuất Khẩu Đường Qua Trung Quốc Bị Ách Tắc

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Friday. November 28th, 2014
Nông Dân Đắk Glong Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học, Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Dân Đắk Glong Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học, Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua các lớp tập huấn, bà con được các chuyên gia cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất cà phê. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là để biết được đất trồng có phù hợp với cây cà phê hay không thì cần phải mang đi xét nghiệm. Sau một thời gian, bà con được hướng dẫn cách bón phân dựa trên kết quả xét nghiệm đất như bổ sung phân chuồng, vi lượng... và phương pháp bón phân cũng rất khác so với làm thông thường.

Friday. November 28th, 2014