Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Tăng Mạnh
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi được 89.450/89.000 ha tôm nước lợ, đạt 100,5% so với kế hoạch và tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Trong đó, diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp là 1.653 ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng (1.578 ha), do thời gian nuôi ngắn và đạt năng suất cao hơn so với tôm sú.
Diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến 16.299 ha, nuôi theo mô hình tôm - lúa 71.499 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 30.000 tấn tôm nguyên liệu, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vụ tôm - lúa vùng U Minh Thượng đã kết thúc, nông dân đang xả bỏ nước và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo cấy lại vụ lúa mùa.
Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi ong lấy mật vốn có từ lâu ở Quảng Bình, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, một số khác cũng giàu lên nhờ nuôi ong. Ở các xã thuộc vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng như Xuân Trạch (Bố Trạch);
Từ nhiều năm qua, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đã phát triển mạnh ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Lục Nam của tỉnh Bắc Giang, trong đó phải kể đến xã Thanh Lâm, khi bà con nơi đây nhiều năm liền thu được kết quả đáng khích lệ từ mô hình trên.
Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.
Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.