Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận

Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 29/05/2013

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Theo hướng Bắc, chúng tôi có dịp đi dọc theo tuyến quốc lộ 1A để tận mắt chứng kiến màu xanh từ lớp mạ non, thay thế dần cho từng cánh đồng khô cằn của một tháng trước đó ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong. Nhiều chân ruộng đã được phủ khắp nước tưới, từng chiếc máy cày đang chạy hết công suất. Còn người nông dân tay cầm cuốc dọn cỏ, đắp bờ, khẩn trương xuống giống vụ hè thu 2013.

Mặc dù so với khung thời vụ sản xuất mà Sở Nông nghiệp & PTNT đã đề ra, tiến độ gieo trồng lúa của nông dân trong tỉnh bị trễ khoảng 1 tháng do nắng hạn (kế hoạch tập trung sản xuất trong tháng 4/2013). Nhưng nhờ những ngày gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã kịp đón nhận từng cơn mưa đầu mùa, góp phần xoa dịu cho các cánh đồng trơ đất vì hạn hán thời gian trước đó.

Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng Phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & PTNT) cho biết, đến thời điểm giữa tháng 5/2013, toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000 ha lúa/37.000 ha kế hoạch vụ. Trong đó, một số địa phương đã sản xuất diện tích khá lớn như Tánh Linh 5.285 ha, Đức Linh 3.600 ha, Hàm Thuận Bắc 3.000 ha và Bắc Bình 2.650 ha. Phấn đấu đến cuối tháng 5/2013 toàn tỉnh sẽ xuống giống được khoảng 2/3 diện tích và đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên, từ lý do trễ khung thời vụ, đã kéo theo nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất lúa. Theo kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (BVTV), đáng chú ý nhất hiện nay là nguy cơ xuất hiện các loại sâu bệnh trên lúa rất cao. Cụ thể, hiện ở một số cánh đồng đang xuất hiện rầy nâu tuổi 4 – 5 ở mật số thấp. Ngoài ra, bệnh đạo ôn lá gây hại trên lúa hè thu, giai đoạn đẻ nhánh - đòng.

Diện tích nhiễm 67 ha phân bố ở huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc. Kỹ sư Trần Minh Tân cho biết thêm: Từ việc trễ thời vụ sản xuất hè thu sẽ kéo theo trễ vụ đông xuân. Đồng thời, tăng nguy cơ xuất hiện nhiều sâu bệnh ở cuối vụ hè thu như rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông. Bên cạnh đó, lúa sẽ làm đòng, trổ vào mùa mưa nên dễ bị đổ ngã, lem lép hạt. Mặt khác, khi thu hoạch lúa nếu gặp mưa thì tỷ lệ nảy mầm cao, gây thất thoát và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản...

Trước những khó khăn đó, Chi cục BVTV khuyến cáo, các địa phương cần thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi phát hiện những khu vực có mật độ rầy trên dưới 3 con/tép, nên xử lý bằng thuốc đặc hiệu. Đặc biệt chú ý không sử dụng các nhóm thuốc gây tái phát rầy cuối vụ theo hướng dẫn của Chi cục BVTV. Cũng theo chỉ đạo của Chi cục BVTV tỉnh, khi phát hiện có bệnh đạo ôn lá, cần ngừng bón đạm.

Đồng thời không để ruộng khô nước và tích cực phun thuốc trừ bệnh. Song song các biện pháp đối phó với sâu bệnh trên lúa, để tăng hiệu quả sản xuất vụ hè thu 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương phải chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, đất đai và căn cứ tình hình thời tiết, nguồn nước sản xuất. Ngoài ra, chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất lợi, khoanh vùng sản xuất, xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng; gieo trồng tập trung, đúng mật độ, kiên quyết không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa.

Khuyến cáo nông dân sử dụng giống nguyên chủng hoặc xác nhận, giống kháng rầy để gieo trồng. Mặt khác, đẩy mạnh việc ứng dụng phương pháp sạ hàng với lượng giống gieo từ 100 - 120 kg/ha, nếu sạ lan (gieo thẳng) thì không vượt quá 150 kg/ha. Lưu ý phải theo dõi diễn biến rầy nâu di trú, số lượng rầy vào đèn tại địa phương...


Có thể bạn quan tâm

Tôm chết hàng loạt, người nuôi tôm Quảng Trị lao đao Tôm chết hàng loạt, người nuôi tôm Quảng Trị lao đao

Các huyện ven biển của tỉnh Quảng Trị đã đầu tư nuôi tôm từ nhiều năm nay, với diện tích nuôi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở 12 xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng và thành phố Đông Hà.

13/09/2015
Cá chết hàng loạt, hàng tỷ đồng trôi Cá chết hàng loạt, hàng tỷ đồng trôi

Hiện tượng cá phơi trắng bụng, chết hàng loạt tại các bè cá trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) mới đây đã khiến bà con lo lắng, bất an bởi tài sản hàng trăm triệu đồng, có hộ lên tới hàng tỷ đồng trôi theo dòng nước.

13/09/2015
Từng ao nuôi cá tra Việt sẽ lên bản đồ Google Từng ao nuôi cá tra Việt sẽ lên bản đồ Google

Dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành NN&PTNT” (MESMARD-2) do chính phủ Thụy Sĩ và Bộ NN&PTNT triển khai sẽ hợp tác với Google đưa bản đồ từng ao nuôi cá tra với đầy đủ thông tin lên Internet nhằm quản lý chất lượng cá tra.

13/09/2015
Tái cơ cấu ngành thủy sản còn lắm gian truân Tái cơ cấu ngành thủy sản còn lắm gian truân

Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quyết tâm tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận cho nhà nông. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, mục tiêu trên vẫn còn xa.

13/09/2015
Đầu tháng 9, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước giảm nhẹ Đầu tháng 9, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước giảm nhẹ

Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các địa phương, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước đều giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng Chín.

13/09/2015