Sản Lượng Tôm Nuôi Huyện U Minh (Cà Mau) Đạt 2.900 Tấn
Vụ tôm nuôi năm 2014, nông dân các vùng chuyển đổi sản xuất của huyện U Minh (Cà Mau) canh tác được hơn 11.000 ha. Đến nay, sản lượng thu hoạch 2.900 tấn, đạt 65% chỉ tiêu năm.
Nhờ chú trọng chọn giống chất lượng, cùng với việc xử lý đầm nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tình hình dịch bệnh tôm nuôi ít diễn ra. Đặc biệt là giá tôm nguyên liệu trên thị trường ổn định đã giúp nông dân tăng thu nhập, tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Có thể bạn quan tâm
Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.
Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.
Nhờ bán được giá cao, đối với dưa không hạt 10.000 đồng/kg, còn dưa có hạt 6.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nên mỗi héc-ta sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Đây là loại khoai có chất lượng ngon, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nếu một số loại khoai khác tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh thì khoai lang Dương Ngọc luôn ổn định giá cả và năng suất. Vì vậy, người dân nơi đây đã gắn bó với giống khoai này trên 15 năm.
Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức họp báo về việc tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014.