Thêm 2 Sản Phẩm Được Chứng Nhận VietGap Ở Đắk Nông
Sản xuất hướng đến những quy chuẩn, tiêu chuẩn chính là điều mà nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang chú trọng thực hiện.
Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).
Theo ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ trang trại Gia Trung thì thực chất sản xuất theo VietGap không khó, chỉ cần mình biết, chú trọng, kiên trì thực hiện. Nó yêu cầu kỹ càng, thận trọng ở mọi công đoạn từ làm đất, xuống giống, bón phân, phun thuốc như thế nào đều phải đúng, đủ, thích hợp chứ không thể làm theo kiểu “ăn xổi ở thì”, làm cho xong việc.
Theo đó, ông phải lấy mẫu đất, nước đi xét nghiệm để đảm bảo không chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng. Đồng thời, qua phân tích đất, ông có thể biết được việc bổ sung những thành phần còn thiếu, còn nguồn nước thì cũng phải hợp vệ sinh để cây phát triển tốt.
Được biết, hiện ông đang có hơn 40 ha sầu riêng, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 300 tấn quả, lợi nhuận đạt trung bình là 400 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Về lợi ích kinh tế khi đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo bà Nguyễn Thị Hồng, chủ trang trại Lộc Hồng ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) thì với sản lượng khoảng 40 tấn quýt, 20 tấn sầu riêng, những năm trước việc tiêu thụ nhiều lúc còn gặp khó khăn, giá cả không cao. Nhưng từ khi được chứng nhận VietGap vào tháng 9/2013 thì việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn, giá cả cũng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Với diện tích mặt nước rộng, nguồn nước sạch dồi dào, Gia Viễn (Ninh Bình) có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, hoặc bán thâm canh; kỹ thuật nuôi thấp, thường dựa theo kinh nghiệm nên sản lượng toàn vùng vẫn chưa cao.
Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa thuộc Tổng Công ty Khánh Việt đã mở rộng quy mô nuôi Đà điểu “khổng lồ” tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, cung cấp con giống, thịt cho địa phương và các tỉnh lân cận.
Mặc dù các ổ dịch trên đàn gia súc thời gian qua được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nhưng theo dự báo của ngành chuyên môn tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.
Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.