100.000 Tấn Vải Thiều Bắc Giang Vẫn Sang Trung Quốc
Sở Công thương Bắc Giang vừa có báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2014. Kết quả khả quan chứ không khó như dư luận lo ngại hồi đầu vụ.
Cụ thể, theo Sở Công thương Bắc Giang, do công tác chuẩn bị tốt, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của báo chí nên "năm 2014 được đánh giá là năm liên tiếp có sản lượng lớn, giá cao, tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo người trồng có lãi, doanh thu lớn”.
Về thị trường tiêu thụ, vải tươi đã được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó các tỉnh phía Nam tiêu thụ tới 60.000 tấn trên tổng số 90.000 tấn tiêu thụ nội địa và vải ở phía Nam đã bán được với giá khá cao.
Về thị trường xuất khẩu, vải Bắc Giang đã bán được sang Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Nhật Bản (vải thiều chế biến). Trong đó Trung Quốc xuất khẩu được nhiều nhất, gần 100.000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Tình hình bán vải sang Trung Quốc cũng “tương đương so với các năm trước”. Tuy nhiên, theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tại các cửa khẩu, vải thiều đã bán được giá 7.000-23.000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, giá tăng cao hơn, dao động 14.000-24.000 đồng/kg.
Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).
Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.
Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.
Ngày 18/6/2014, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn hỏa tốc tới Bộ Tài chính, Hiệp hội Cá tra Việt Nam thông báo chưa thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận vào Giấy đăng ký Hợp đồng XK sản phẩm cá tra từ ngày 20/6/2014 như dự kiến.
Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: Thái Lan cần rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn nạn đánh bắt thủy sản trái phép. Nếu tình hình không được cải thiện, EU có thể cảnh cáo và thậm chí cấm NK thủy sản Thái Lan nếu tình hình không được cải thiện.