Một Con Cá Ngừ Giá 22 Triệu Đồng

Trong lô hàng cá ngừ của ngư dân Bình Định vừa xuất sang Nhật, một con được bán đấu giá với mức cao gấp 5 lần ở Việt Nam.
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho VnExpress biết ngày 8/8, lô hàng 9 con cá ngừ đầu tiên của ngư dân xuất sang Nhật Bản đã được đem ra bán tại trung tâm đấu giá thủy sản thành phố Osaka (Nhật Bản).
Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.
Các chuyên gia thủy sản Nhật Bản nhận định, chất lượng lô cá do ngư dân Bình Định đánh bắt chênh lệch không lớn với sản phẩm cùng loại đang bán tại thị trường Nhật Bản. Nếu tiếp tục điều chỉnh, khắc phục một số hạn chế trong khai thác, xử lý và bảo quản, chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, giá bán cao hơn.
Theo ông Lộc, chuyến biển thí điểm đầu tiên này chất lượng cá ngừ đại dương chưa đồng đều là do bà con chưa tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật đánh bắt theo thiết bị và công nghệ bảo quản do Nhật Bản hỗ trợ, chuyển giao.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi giá bán cá ngừ đại dương ở Nhật Bản nhằm khuyến khích bà con ngư dân nhân rộng mô hình nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, cải thiện thu nhập từ loài thủy sản này", ông Lộc nói.
Trước mắt, tỉnh Bình Định tiếp tục cử cán bộ, ngư dân sang nước này tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản; đồng thời đề nghị ngân hàng hỗ trợ vốn vay ưu đãi để bà con đóng tàu công suất lớn, đầu tư bộ ngư cụ hiện đại lập tổ, đội để đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản.
Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa qua được xem là cái Tết được mùa của người chăn nuôi heo ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) khi giá heo hơi lên đến 5 triệu đồng/tạ. Với mức giá này, hầu hết người chăn nuôi heo đều có lãi. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn TP.Sa Đéc đang khẩn trương thực hiện tái đàn để phát triển sản xuất, đảm bảo cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ở các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 (Đồng Xuân - Phú Yên) liên tục xảy ra tình trạng gà, vịt chết hàng loạt. Khác với các đợt dịch trước, đợt này nhiều gia đình bị sạch chuồng, thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (Lào Cai), năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch phát triển 150 ha cây đương quy.

Năm 2014, huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình lên tổng cộng 6.000ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã thực hiện 2.121,85ha với 3.548 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã trong huyện (1 xã 1 mô hình).

Đến kỳ thu hoạch, tiêu cho hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác nên bà Huệ đã cưa cà phê, nhãn để trồng thêm 6 sào tiêu. Năm 2013, hơn 1.000 nọc tiêu của gia đình bà cho năng suất gần 3 tấn, dự kiến năm nay tăng khoảng 1 tấn.