Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết

Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết
Ngày đăng: 15/10/2015

Tham dự Đại hội có ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng và đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đại diện các ban ngành liên quan của huyện Kế Sách, các doanh nghiệp là đối tác của HTX và lãnh đạo UBND xã Ba Trinh cùng 60 nhà vườn là thành viên của HTX.

 

Ra mắt HTX Đại Đoàn Kết

Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả cho nhà vườn trồng cây ăn trái nói chung, cây cam sành nói riêng.

Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 tổ hợp tác (THT): Thắng Lợi (ấp 5A), Đoàn Kết (ấp 5B) và Thành Lợi (ấp 7) với 60 thành viên, canh tác 88,77 ha vườn cây ăn trái.

Hoạt động chính của HTX là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cam an toàn sâu bệnh; đạt năng suất, chất lượng cao; có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng nhãn hiệu cam sành Ba Trinh.

Theo điều lệ và phương án, Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết sẽ thực hiện cách dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật.

Theo đó, HTX sản xuất và cung ứng cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp; tiêu thụ sản phẩm trái cây cho xã viên; hướng dẫn thành viên trong HTX trồng và chăm sóc cây ăn trái…

Theo phương án sản xuất kinh doanh năm 2016, dự kiến tổng doanh thu các dịch vụ của HTX khoảng 1,2 tỷ đồng.

Phát biểu ý kiến tại Đại hội, ông Trần Văn Quang đề nghị HTX cần cân nhắc tăng vốn góp điều lệ lên 5 triệu đồng/thành viên để tăng vốn điều lệ của HTX;

Đủ sức làm dịch vụ cho 100% xã viên; HTX tăng cường kết nối với các cơ quan chuyển giao kỹ thuật; mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp và các HTX khác trong tỉnh thông qua Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

11/05/2012
Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

12/05/2012
Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.

12/05/2012
Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

14/05/2012
Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

15/05/2012