Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết
Tham dự Đại hội có ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng và đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đại diện các ban ngành liên quan của huyện Kế Sách, các doanh nghiệp là đối tác của HTX và lãnh đạo UBND xã Ba Trinh cùng 60 nhà vườn là thành viên của HTX.
Ra mắt HTX Đại Đoàn Kết
Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả cho nhà vườn trồng cây ăn trái nói chung, cây cam sành nói riêng.
Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 tổ hợp tác (THT): Thắng Lợi (ấp 5A), Đoàn Kết (ấp 5B) và Thành Lợi (ấp 7) với 60 thành viên, canh tác 88,77 ha vườn cây ăn trái.
Hoạt động chính của HTX là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cam an toàn sâu bệnh; đạt năng suất, chất lượng cao; có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng nhãn hiệu cam sành Ba Trinh.
Theo điều lệ và phương án, Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết sẽ thực hiện cách dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật.
Theo đó, HTX sản xuất và cung ứng cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp; tiêu thụ sản phẩm trái cây cho xã viên; hướng dẫn thành viên trong HTX trồng và chăm sóc cây ăn trái…
Theo phương án sản xuất kinh doanh năm 2016, dự kiến tổng doanh thu các dịch vụ của HTX khoảng 1,2 tỷ đồng.
Phát biểu ý kiến tại Đại hội, ông Trần Văn Quang đề nghị HTX cần cân nhắc tăng vốn góp điều lệ lên 5 triệu đồng/thành viên để tăng vốn điều lệ của HTX;
Đủ sức làm dịch vụ cho 100% xã viên; HTX tăng cường kết nối với các cơ quan chuyển giao kỹ thuật; mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp và các HTX khác trong tỉnh thông qua Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng.
Related news
Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.
Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.
Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)…
Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.
Với diện tích mặt nước 2.000m2, cứ khoảng 3 ngày anh xúc từ 70 - 80kg trứng nước, bán cho hộ nuôi cá giống với giá 10.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng.