Anh Phước mê làm máy nông nghiệp

Hơn 2 năm trước, anh Phước (SN 1966) đã sáng chế chiếc máy đào đất chuyên dụng để nạo vét mương rãnh, đường nước nội đồng… phục vụ trong việc bơm tưới, tiêu nước cho lúa và hoa màu. Với kích thước đào đất chiều ngang 2,5 tấc, chiều sâu 2,5 tấc; bình quân mỗi giờ máy sẽ đào mới được một đoạn đường nước dài 1.000m, còn nạo vét lại đường nước cũ thì máy sẽ đào được tới 1.300m, tiêu tốn nhiên liệu khoảng 10 lít dầu, giá thuê đào, vét mỗi mét từ 1.000 - 1.500 đồng.
Anh Võ Văn Phước vui vẻ bày tỏ: “Cái máy này giàn khoan nó gắn vào chiếc máy cày, làm rất là nhanh. Nếu so máy với cách đào đất truyền thống thì tương đương khoảng 50 người đào. Giá thành máy rẻ mà hiệu quả thì cao, đất phóng ra xa, người ta khai nước không bị nghẹn, đường khoét sâu, nước chảy thông dữ lắm.
Phấn khởi trước hiệu quả đạt được từ chiếc máy đào đất do mình sáng chế, đầu năm 2015, anh Phước tiếp tục cải tiến thành công và đưa vào sử dụng chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Chiếc máy này có bồn chứa dung tích tới 240 lít, phun rất nhanh so với phun bằng tay truyền thống và hạn chế cây lúa bị đổ ngã do giẫm đạp, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm giá thuê nhân công xịt rất nhiều… Anh cho biết: “Nó tiện dữ lắm, khoảng 7 người mới bằng nó. Mình xịt 1 giờ khoảng 3 phuy, mỗi phuy 240 lít, tính ra là 36 bình. Còn xịt cách cũ thì ông nào giỏi lắm 1 giờ chỉ xịt có 5 bình”.
Hiện anh Võ Văn Phước đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến từ chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật này để có thêm các công năng nữa là gieo sạ lúa giống theo hàng và sạ phân…
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.

Chúng tôi tìm đến “vựa cam” ở bản Tân Hương, xã Yên Khê (Con Cuông), khác với không khí nhộn nhịp thu hoạch cam như mọi năm, thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch nhưng khách vào mua cam vắng teo. Hai bên đường người trồng cam phải tự dựng các sạp để bán cam