Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi cá sấu lâm vào tình cảnh xấu

Chăn nuôi cá sấu lâm vào tình cảnh xấu
Ngày đăng: 25/06/2015

Chật vật đầu ra

Ông Tăng Hùng - chủ trang trại cá sấu Phước Hiệp ở Củ Chi, TP.HCM cho biết, trước nhiều áp lực về vốn, đầu ra thị trường nội địa hiu hắt trong khi xuất khẩu hạn hẹp, ông đành cho đóng cửa trang trại và chuyển hướng kinh doanh.

Tương tự, ông Nguyễn Trường Quốc (ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) cũng từng có một trang trại nhỏ nuôi cá sấu gia công cho các công ty da. Tuy nhiên, thời gian gần đây do nguồn vốn eo hẹp trong khi đầu ra khó khăn, các đơn hàng ít dần và giá thành giảm mạnh khiến ông bị thua lỗ nặng nên vừa quyết định tạm ngừng nuôi cá sấu và chuyển qua nuôi heo. Ông Quốc cho biết, vì nuôi gia công nên nguồn vốn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp lúng túng chưa tìm được đầu ra, người dân nuôi gia công sẽ chịu lỗ.

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm Lâm (Sở NNPTNT TP.HCM), hiện nay số lượng cá sấu nước ngọt được nuôi trên địa bàn các quận, huyện thành phố đã lên đến gần 160.000 con. Trong khi đó bình quân hàng năm TP.HCM chỉ xuất khẩu có hơn 20.000 con cá sấu và xuất bán nội địa hơn 30.000 con cá sấu nước ngọt, tức còn dư tới 110.000 con. Trong lĩnh vực xuất khẩu da cũng gặp tình trạng tương tự khi mà từ đầu năm đến giờ, sản lượng da cá sấu xuất khẩu chỉ được 610 tấn, đạt... 1,5% kế hoạch xuất khẩu đề ra cả năm 2015 của TP.HCM.

Lý giải về điều này, ông Lâm Tùng Quế - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Chi cục Kiểm Lâm TP.HCM) cho biết, thực chất các doanh nghiệp Việt Nam có thực lực, vấn đề chính là đầu ra của sản phẩm vẫn chỉ thu hẹp với 3 thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp phía Trung Quốc đã ngừng thu mua cá sấu. Thị trường đã khó, các doanh nghiệp còn đối mặt với vấn nạn phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc khi họ hạ giá thành và thu mua cá sấu sống hàng loạt qua con đường tiểu ngạch.

Cần đầu tư cho công nghệ thuộc da

Theo ông Đào Văn Đang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cái khó của các doanh nghiệp Việt Nam chính là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó ở thị trường sản phẩm chế biến sâu, thuộc da thì công nghệ thuộc da của ta còn non yếu. Ông Vang cho biết, hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam đã nhập công nghệ thuộc da từ Ý về với mong muốn nâng cao chất lượng các sản phẩm da cá sấu trong nay mai.

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở thành phố, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cũng đã có tích cực đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ như ngoài việc xuất khẩu còn tìm cách đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa; hỗ trợ về kỹ thuật, mỹ thuật, vốn cũng như tham gia các hội chợ thương mại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Bên cạnh việc xuất khẩu da thành phẩm và cá sấu sống, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu sử dụng toàn bộ chế phẩm từ cá sấu. Hiện tại Công ty Cá sấu Hoa Cà đã nghiên cứu tận dụng thành công xương cá sấu để nấu cao chữa bệnh xương thủy tinh.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên

Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...

09/07/2014
Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư

Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.

03/12/2014
Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm

Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.

10/07/2014
Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

03/12/2014
Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2 Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

10/07/2014