Chuối xuống giá vì... nắng nóng

Gặp phóng viên, anh Hồ Văn Bồng (thôn Bản 1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa) than thở: “Giá chuối xuống thấp quá, 1 kg chỉ 2.000 đồng mà còn bị chê lên chê xuống. Chuối để hàng ngày chín hết, nhưng bán thì giá quá thấp không bán được.
Bây giờ lên vườn, chỗ nào gần thì mình chặt chuối về cho bò, dê ăn, chỗ nào xa quá thì mình vứt luôn”. Không chỉ anh Bồng, những người nông dân vùng cao này vốn quen với việc đồng áng, giờ phải đứng trước bài toán nan giải cho cây chuối: Bán thì không được, mà để lại thì nguy cơ mất trắng là rất lớn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy - một thương lái thu mua chuối, cho biết: “Thời tiết nắng nóng, xe chuối chưa chạy qua tới Trung Quốc, Thái Lan thì chuối đã chín rụi hết rồi, khó bán, dễ bị lỗ, nên lái buôn họ không chịu mua chuối cho mình.
Ông Nguyễn Ngọc Khả - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hướng Hóa cho biết, chuối là cây chủ lực đang được khuyến khích trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện. Toàn huyện có khoảng 2.000ha chuối. Người dân sang tận Lào liên doanh trồng chuối xuất qua Trung Quốc, Thái Lan theo đường tiểu ngạch với giá bình quân 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên thời điểm này do thời tiết nắng nóng kéo theo giá chuối xuống thấp còn 2.000 đồng/kg, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đang vận động người dân tiếp tục chăm sóc vườn, rẫy, nhằm đảm bảo năng suất chất lượng, chờ giá cả ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.