Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã
Ngày đăng: 20/09/2014

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

Qua đó sẽ giúp ngành chức năng quản lý tốt số lượng gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương, đồng thời tạo điều kiện để mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển.

Việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay khá phát triển nhưng phần lớn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Do đó sản phẩm không có đầu ra, khiến các hộ chăn nuôi thường gặp khó khăn.

Còn nhiều hộ khi gây nuôi động vật hoang dã không thông báo cho cơ quan chức năng nên việc quản lý cũng còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cũng có những hộ chăn nuôi với quy mô khá lớn, thực hiện đúng trình tự thủ tục gây nuôi động vật hoang dã, nên đạt được hiệu quả cao.

Như cơ sở gây nuôi ba ba giống và ba ba thịt của gia đình anh Trần Minh Lanh ở ấp Phương Hòa 1, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú. Với diện tích rộng hơn 3 ha, hiện tại anh Lanh đã có đàn ba ba các loại trên 100.000 con. Trong đó hơn 40.000 con là ba ba trưởng thành làm giống sinh sản và ba ba thịt.

Có được cơ ngơi này là cả quá trình hơn 10 năm gầy dựng; Anh Lanh cho biết năm 2001, gia đình anh nuôi thử 500 con ba ba nhưng gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức kỹ thuật; Kể cả vài năm sau đó việc nuôi ba ba của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ tính năng động ham học hỏi của tuổi trẻ, anh đã miệt mài tìm hiểu, nắm bắt kỹ thuật nuôi từ sách báo và các phương tiện thông tin.

Tuy nhiên điều quan trọng để thành công trong nghề này với anh là vừa làm vừa rút kinh nghiệm sau những vụ nuôi thất bại.

Với việc chăn nuôi quy mô lớn có đăng ký thủ tục với ngành chức năng, đã tạo điều kiện cho việc gây nuôi động vật hoang dã của hộ anh Trần Minh Lanh thuận lợi hơn từ khâu mua bán giống, đến việc xuất bán ba ba thịt; Theo anh Lanh việc đăng ký rõ ràng này mang đến nhiều lợi ích cho gia đình, đây cũng là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Gây nuôi động vật hoang dã là một trong những biện pháp bảo tồn nguồn gen, hạn chế đánh bắt từ tự nhiên đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt sẽ xảy ra tình trạng bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.

Việc đảm bảo an toàn sinh học ở các cơ sở nuôi nhốt nếu không được quan tâm đúng mức, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến con người, môi trường, bởi động vật hoang dã phần lớn rất nguy hiểm như Cá sấu, Trăn đất.

Theo ông Dương Tấn Vũ, Phòng pháp chế chi cục kiểm lâm Sóc Trăng có đánh giá “ Để quản lý có hiệu quả các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng phải hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt những quy định khi gây nuôi động vật hoang dã. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quản lý trên cơ sở các quy định của Nhà nước, nhằm quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở gây nuôi thực hiện tốt quy định pháp luật”.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Nuôi Ngao Ở Nam Định Tỷ Phú Nuôi Ngao Ở Nam Định

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!

07/10/2013
Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.

07/10/2013
Hội Thảo Kỹ Năng Chăn Nuôi Và Dự Phòng Lây Nhiễm Bệnh Trên Động Vật Hội Thảo Kỹ Năng Chăn Nuôi Và Dự Phòng Lây Nhiễm Bệnh Trên Động Vật

Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - Anh quốc vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Chi cục thú y Đồng Tháp tổ chức chương trình Hội thảo kỹ năng chăn nuôi và dự phòng lây nhiễm bệnh trên động vật. Trên 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành tham gia.

07/10/2013
Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Nghề Nuôi Ong Lấy Mật

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

08/10/2013