Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.
Qua đó sẽ giúp ngành chức năng quản lý tốt số lượng gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương, đồng thời tạo điều kiện để mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển.
Việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay khá phát triển nhưng phần lớn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Do đó sản phẩm không có đầu ra, khiến các hộ chăn nuôi thường gặp khó khăn.
Còn nhiều hộ khi gây nuôi động vật hoang dã không thông báo cho cơ quan chức năng nên việc quản lý cũng còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cũng có những hộ chăn nuôi với quy mô khá lớn, thực hiện đúng trình tự thủ tục gây nuôi động vật hoang dã, nên đạt được hiệu quả cao.
Như cơ sở gây nuôi ba ba giống và ba ba thịt của gia đình anh Trần Minh Lanh ở ấp Phương Hòa 1, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú. Với diện tích rộng hơn 3 ha, hiện tại anh Lanh đã có đàn ba ba các loại trên 100.000 con. Trong đó hơn 40.000 con là ba ba trưởng thành làm giống sinh sản và ba ba thịt.
Có được cơ ngơi này là cả quá trình hơn 10 năm gầy dựng; Anh Lanh cho biết năm 2001, gia đình anh nuôi thử 500 con ba ba nhưng gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức kỹ thuật; Kể cả vài năm sau đó việc nuôi ba ba của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ tính năng động ham học hỏi của tuổi trẻ, anh đã miệt mài tìm hiểu, nắm bắt kỹ thuật nuôi từ sách báo và các phương tiện thông tin.
Tuy nhiên điều quan trọng để thành công trong nghề này với anh là vừa làm vừa rút kinh nghiệm sau những vụ nuôi thất bại.
Với việc chăn nuôi quy mô lớn có đăng ký thủ tục với ngành chức năng, đã tạo điều kiện cho việc gây nuôi động vật hoang dã của hộ anh Trần Minh Lanh thuận lợi hơn từ khâu mua bán giống, đến việc xuất bán ba ba thịt; Theo anh Lanh việc đăng ký rõ ràng này mang đến nhiều lợi ích cho gia đình, đây cũng là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Gây nuôi động vật hoang dã là một trong những biện pháp bảo tồn nguồn gen, hạn chế đánh bắt từ tự nhiên đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt sẽ xảy ra tình trạng bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.
Việc đảm bảo an toàn sinh học ở các cơ sở nuôi nhốt nếu không được quan tâm đúng mức, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến con người, môi trường, bởi động vật hoang dã phần lớn rất nguy hiểm như Cá sấu, Trăn đất.
Theo ông Dương Tấn Vũ, Phòng pháp chế chi cục kiểm lâm Sóc Trăng có đánh giá “ Để quản lý có hiệu quả các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng phải hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt những quy định khi gây nuôi động vật hoang dã. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quản lý trên cơ sở các quy định của Nhà nước, nhằm quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở gây nuôi thực hiện tốt quy định pháp luật”.
Related news

Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.

Đó là anh Trương Văn Thắng ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn). Khởi nghiệp với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên, anh đã thành công với việc phát triển mô hình chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, đem lại thu nhập cao.

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.