Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi

Do vỏ quế rớt giá, nhiều hộ nông dân ở các xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đăkglei (Kon Tum) đang có ý định chặt bỏ hàng chục ha quế được trồng cách đây hơn 24 năm để... làm củi hoặc thay thế bằng vườn cây bời lời.
Theo người dân trồng quế, mấy ngày qua tư thương đến hỏi mua chỉ với giá 5.000 đ/kg vỏ quế nhưng họ không bán vì không đủ bù chi phí khai thác và vận chuyển. Những năm trước, giá vỏ quế đạt từ 18 đến 20.000 đ/kg, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) quế còn có giá từ 20 đến 25.000 đ/kg.
Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.
Theo ông A Ban B, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, các năm 1989 và 1990, hai xã Mường Hoong và Ngọc Linh (huyện Đăkglei) đã đầu tư trồng gần 100 ha cây quế. Đến nay, những vườn quế này có đường kính thân cây từ 15 đến 30cm; do giá vỏ quế quá thấp, bán không đủ cho chi phí khai thác, vận chuyển nên người dân chán nản.
Được biết, những năm trước quế là cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhưng đến hôm nay, nhìn những vườn quế úa vàng do sâu đục thân phá hoại, quả là lãng phí...
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Anh Trần Đông Nam trở thành tỷ phú với mô hình nuôi tôm kết hợp với kinh doanh dịch vụ thuốc và thức ăn nuôi trồng thủy sản

Ông Bảy “chơi ngon” lắm, đắp bờ bao bề ngang 3m cho trên 60 công khoai lang tím Nhật. Bình quân mỗi năm gia đình ông Bảy Chòi lời từ 1, 2 đến 1,5 tỷ đồng.

Sau 14 năm nằm gai nếm mật, với nhiều thất bại, cuối cùng ông Phạm Bá Tiến đã thành công, với trang trại 2.000 gốc cam Cao Phong, bưởi da xanh trên đất dốc

Chị Nguyễn Thị Quý đang là chủ của hơn 4.000m2 diện tích đất trồng rau giống, rau sạch và cây ăn quả cho thu nhập gần 1 tỷ/năm (Quảng Ninh)