Cơ sở đóng mới tàu cá đủ điều kiện hoạt động còn ít

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở đóng tàu trong tỉnh đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu, phục vụ nhu cầu đóng mới tàu cá công suất lớn của ngư dân trong tỉnh.
Để đủ điều kiện được cho phép hoạt động theo quy định, năm 2014, Công ty TNHH MTV 19.5 ở xã Bình Châu (Bình Sơn) bắt đầu đầu tư mở rộng nhà xưởng, bến bãi. Đến nay, với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của công ty đã có đủ năng lực đóng tàu có công suất tới 1.000 mã lực.
Ông Trương Tày - Chủ xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền này cho biết, trước đây, cơ sở đóng tàu rất nhỏ, kinh phí đầu tư ban đầu chỉ 700 triệu đồng. Thời điểm này, cơ sở chúng tôi đã đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu công suất lớn theo quy định mới, bến bãi đã được mở rộng, đội thợ có khoảng 25 người.
HTX đóng sửa tàu thuyền Cổ Lũy (Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi) là cơ sở đóng tàu lớn nhất của tỉnh với diện tích hơn 2ha. Mỗi năm trung bình cơ sở này đóng mới từ 50 – 60 tàu cá công suất từ 450CV trở lên và sửa chữa hàng trăm tàu cá khác. Cơ sở này không chỉ đóng mới tàu cá công suất lớn cho ngư dân trong tỉnh mà còn được nhiều ngư dân các tỉnh đến đặt đóng. Vào mùa cao điểm, cơ sở thu hút khoảng 200 thợ lành nghề đến làm việc.
Ông Phan Như Huỳnh – Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, xét về các điều kiện thì cơ sở đảm bảo hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên, có một thực tế là hàng trăm thợ đóng tàu ở đây đều là thợ giỏi, có nhiều kinh nghiệm và đã đóng rất nhiều tàu lớn cho ngư dân khắp các vùng trong cả nước, nhưng hầu hết họ làm việc bằng kinh nghiệm là chủ yếu, không qua trường lớp, nên không thể đọc được bản vẽ thiết kế của tàu theo quy định. Để giải quyết vấn đề này, hiện tại HTX đã cho đi đào tạo một số thợ đóng tàu nhằm nâng cao tay nghề, đồng thời cũng để đáp ứng các tiêu chuẩn theo Thông tư của Bộ NN&PTNT.
Với chủ trương hiện đại hóa tàu thuyền để vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển thì chất lượng phương tiện tàu cá quyết định sự an toàn và hiệu quả kinh tế trong từng phiên biển. Vì vậy, việc siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng đóng tàu ở các cơ sở đóng tàu là rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản trong tháng 10 đạt 527 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 214 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 286 nghìn tấn. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,3 triệu tấn (tăng 4,7% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác 2,5 triệu tấn (tăng 4,5%), sản lượng nuôi trồng 2,8 triệu tấn (tăng 4,8%).

Trong đó nuôi cá ruộng lúa 44,2ha, nuôi VAC và nuôi nhử 1.906,3ha, nuôi cá tra xuất khẩu có 126,5ha đang nuôi 37,3ha tập trung ở một số xã ven sông lớn như Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Tân An Luông.

Hiện tại, đàn cá tra bố mẹ chọn giống được duy trì, lưu giữ tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang còn lại 800 con. Nếu so với đầu năm 2012, thời điểm mới tiếp nhận từ kết quả của dự án “Chuyển giao công nghệ sản xuất cá tra có chất lượng di truyền cao cho các tỉnh ĐBSCL” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện thì đàn cá đã hao hụt 200 con.

Nhiều bà con nuôi tôm trong vùng ngọt hoá cho biết, do giếng khoan đã bị trám lấp nên họ định dùng muối để tạo độ mặn rồi thả nuôi tôm biển… Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều bà con ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thử làm cách này trước khi biết khoan giếng lấy nước mặn, nhưng không mang lại hiệu quả.

TP. Cam Ranh hiện có 3ha nuôi tôm sú, 235ha nuôi tôm chân trắng; số lượng tôm hùm đang được nuôi khoảng 7.123 lồng. Nông dân trên địa bàn thành phố còn tổ chức nuôi cá biển với diện tích 159ha ao nuôi và 744 lồng. Ngoài ra, toàn thành phố có 21ha ốc hương, 1ha tu hài, 75ha rong sụn.