Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn
Ông Trần Thiên Thanh- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa cho biết, qua khảo sát của ngành nông nghiệp huyện, nếu vụ đông xuân 2014-2015, năng suất đạt 66,6 tạ/ha thì ở những cánh đồng lớn đạt trên 68-72 tạ/ha. Có nơi lên đến 75 tạ/ha, với các giống ưu việt như KD ĐB, ĐV 108, Thiên ưu 8, TH6... thuộc các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thương, Nghĩa Thuận, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung.
Sở dĩ năng suất lúa ở các cánh đồng lớn này đạt cao là do ruộng bằng phẳng, nông dân cùng làm một loại giống, xuống giống một thời điểm và đồng loạt chăm bón, phòng trừ sâu bệnh... Ngoài những yếu tố trên thì cánh đồng lớn còn lợi về công làm đất, sâu bệnh phát hiện kịp thời, lúa cùng giống khi trổ phấn bông có thể giao nhau nên lúa chắc hạt nhiều. Khi gặt cũng nhanh gọn hơn”.
Bộ NN&PTNT chủ trương xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” vào cuối tháng 3.2011. Trên cơ sở đạt được của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, năm 2012, Bộ NN&PTNT đã nhân rộng ra cả nước. Huyện Tư Nghĩa đã có ý định hướng đến thực hiện mô hình này.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của mô hình, cánh đồng mẫu lớn phải liên kết 4 nhà, gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong đó có sự “phân vai” là, doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa... đến thẳng người nông dân, không qua trung gian.
Nông dân phải hợp tác với doanh nghiệp bán lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận, định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy. Nông dân phải làm theo kỹ thuật hướng dẫn của nhà khoa học...
Ông Trần Thiên Thanh cho rằng, liên kết được 4 nhà để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng nghĩa của cánh đồng mẫu lớn đem lại lợi ích cho nông dân thật khó. Vì ở tầm của huyện không thể liên kết được. Từ năm 2012, huyện đã khuyến khích nông dân chỉ thực hiện được cùng loại giống trên những cánh đồng rộng.
Đến vụ sản xuất đông xuân năm 2014, nhờ có nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, huyện mới hỗ trợ cho nông dân ở các xã Nghĩa Trung, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa và Nghĩa Thương... về giống lúa và kỹ thuật thâm canh. Thấy được lợi ích của mô hình nên bà con đã mạnh dạn cùng nhau làm theo khuyến cáo gieo cùng một loại giống trên đồng, hạn chế rủi ro, đem lại các lợi ích, chứ chưa thực hiện đúng ý nghĩa của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đến vụ đông xuân năm 2014-2015 này, toàn huyện Tư Nghĩa đã có khoảng 700ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”. Có những cánh đồng chỉ 5-10ha. Có cánh đồng 20-25ha. Số diện tích còn lại trên 3.400ha, phần lớn nông dân làm theo kinh nghiệm như tự ý bón phân, gieo sạ giống khác...
Trong thời gian đến, huyện Tư Nghĩa tiếp tục quy hoạch giúp nông dân thực hiện cánh đồng “mẫu lớn” theo khả năng của huyện để đem lại lợi ích cho nông dân trước mắt là có lương thực ổn định, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho bà con... Tư Nghĩa phấn đấu đến vụ đông xuân 2015-2016 toàn huyện có 50% trên tổng diện tích 4.100ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”.
Có thể bạn quan tâm
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn lần này nhằm tìm kiếm các giải pháp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ĐBSCL, đồng thời tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ làm ăn, kinh doanh trên vùng đất này.
An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, để có nông sản thực phẩm an toàn đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp quản lý, giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản (rau, củ, quả, chè, thịt gia súc, gia cầm…) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.
Tuy không phải vụ chính nhưng sản xuất cây vụ đông ở huyện Định Hóa những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi tư duy sản xuất của bà con với việc mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất...
Tuy tiềm lực không thể so sánh với các Cty có vốn ngoại, nhưng một số Cty chăn nuôi có vốn nội cũng đã và đang mạnh dạn phát triển theo hướng trở thành một Cty thực phẩm, khép kín từ đầu vào, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Một ví dụ điển hình là Cty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood).