Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi
Do vỏ quế rớt giá, nhiều hộ nông dân ở các xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đăkglei (Kon Tum) đang có ý định chặt bỏ hàng chục ha quế được trồng cách đây hơn 24 năm để... làm củi hoặc thay thế bằng vườn cây bời lời.
Theo người dân trồng quế, mấy ngày qua tư thương đến hỏi mua chỉ với giá 5.000 đ/kg vỏ quế nhưng họ không bán vì không đủ bù chi phí khai thác và vận chuyển. Những năm trước, giá vỏ quế đạt từ 18 đến 20.000 đ/kg, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) quế còn có giá từ 20 đến 25.000 đ/kg.
Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.
Theo ông A Ban B, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, các năm 1989 và 1990, hai xã Mường Hoong và Ngọc Linh (huyện Đăkglei) đã đầu tư trồng gần 100 ha cây quế. Đến nay, những vườn quế này có đường kính thân cây từ 15 đến 30cm; do giá vỏ quế quá thấp, bán không đủ cho chi phí khai thác, vận chuyển nên người dân chán nản.
Được biết, những năm trước quế là cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhưng đến hôm nay, nhìn những vườn quế úa vàng do sâu đục thân phá hoại, quả là lãng phí...
Related news
Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.
Cũng theo số liệu, giá trị NK thủy sản có mức tăng đột biến. Trong tháng 2, giá trị NK thủy sản ước đạt 85 triệu USD. Tính chung 2 tháng NK lên tới 185 triệu USD tăng tới hơn 115,5% so với năm 2013.
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 lan rộng khiến giá gà sống trên thị trường giảm, nhưng chỉ người chăn nuôi gà nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, còn các trang trại chăn nuôi lớn giá bán chẳng những không bị giảm mà còn tăng. Trong khi đó, trên thị trường, giá thịt gà và trứng các loại vẫn ổn định
Trứng gà Lương Lụa loại nhỏ trước đây 20.000 đồng/vỉ (10 trứng) thì nay giảm xuống còn 15.000 đồng so với tuần trước. Trứng gà loại lớn cũng giảm 5.000 đồng, xuống còn 18.000 đồng/vỉ.
Ông Tiến cho biết, ông đến với nghề nuôi và sản xuất mật ong từ năm 1976. Sau 30 năm gắn bó với nghề, ông nhận thấy nghề nuôi ong thu hút nhiều người tham gia nhưng ở khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất bấp bênh, giá đầu ra không ổn định.