Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Nam Trồng Dưa Hấu VietGAP

Quảng Nam Trồng Dưa Hấu VietGAP
Publish date: Saturday. August 3rd, 2013

Đề tài “Xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại Quảng Nam” do Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện sau 3 vụ trồng/2 năm tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh) đã “ăn đứt” dưa hấu trồng truyền thống.

Ông Võ Văn Nghi, PGĐ Trung tâm KN-KN Quảng Nam cho hay: Ở Quảng Nam cây dưa hấu được đưa vào trồng từ rất lâu, tập trung chủ yếu vùng bãi bồi ven sông Thu Bồn. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dưa hấu là một trong những cây trồng có diện tích ngày càng được mở rộng. Trồng dưa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với người trồng lúa.

Cũng vì thế, dưa hấu được nhanh chóng nhân rộng tại các địa phương. “Tuy nhiên dưa hấu chưa phải là cây “ăn chắc”, bởi giá cả luôn bấp bênh khiến cho SX không có lãi, thậm chí bị thua lỗ”, ông Nghi chia sẻ.

Hiện diện tích gieo trồng dưa hấu của Quảng Nam khoảng 2.500 ha. Trong đó, tập trung 2 vùng chính: Vùng dưa bãi ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn... khoảng trên 1.000 ha. Còn vùng dưa ruộng ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành... gần 1.500 ha.

Tại huyện Phú Ninh, dưa hấu đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu “Dưa Kỳ Lý”. Tuy nhiên để thương hiệu trên đảm bảo và phát triển thì rất cần phải có vùng dưa ổn định và áp dụng đầy đủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.

Từ thực tế đó, Trung tâm KN-KN Quảng Nam đã xây dựng, bố trí mô hình thí nghiệm SX dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, TN 386 với quy mô trên 11.000 m2 ở thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước.

Chi phí giảm, năng suất cao

Qua 3 vụ SX dưa hấu theo hướng an toàn, áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng giống tốt, sử dụng phân ủ vi sinh vật, áp dụng biện pháp phủ bạt nilon tạo nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp thuận lợi, hạn chế cỏ dại, tạo môi trường thông thoáng đã hạn chế sâu bệnh gây hại.

Trồng dưa VietGAP năng suất bình quân đạt từ 30 - 33 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng của nông dân 4 - 5 tấn/ha. “1 sào ruộng dưa có thể đạt tối đa đến 1,5 tấn thì người dân có thể thu về 6 triệu đồng. So với cách trồng theo truyền thống trước đây, trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP giảm bớt chi phí về phân bón, công chăm sóc nhiều lần. Nếu tính ra thì chênh lệch về chi phí bỏ ra phải là 500.000 đồng/sào”, ông Phạm Văn Nhân, một người trồng thí điểm hạch toán.

Ông Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ: “Gia đình tôi trồng thử nghiệm 4 sào dưa. Vụ vừa rồi lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào, trong khi chỉ mất 2 tháng. Trồng dưa VietGAP đã góp phần giảm thiểu chi phí đầu và như lượng phân bón ít, hạn chế sử dụng thuốc BVTV…

Vậy mà dưa vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn, sản phẩm đảm bảo an toàn so với SX truyền thống. Đặc biệt sức cạnh tranh cao hơn nữa. Không những thế, trồng dưa VietGAP giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Ông Võ Văn Nghi cho biết thêm: Trước những hiệu quả mang lại, Trung tâm KN-KN Quảng Nam nhân rộng mô hình này rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Hiện đã có một số công ty đặt vấn đề thu mua sản phẩm của bà con. Tuy nhiên, nhiều nơi SX vẫn theo phương pháp truyền thống khó thay đổi. Do vậy để giúp nông dân SX theo hướng an toàn và hiệu quả hơn thì cần tập huấn IPM, cho họ tham gia đề tài...

“Trung KN-KN Quảng Nam sẽ xây dựng mô hình trình diễn trên diện rộng, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nông dân có điều kiện tiếp cận với các biện pháp kỹ thuật mới. Đồng thời nhận thức rõ hơn về SX dưa hấu an toàn nói riêng là các loại cây trồng khác nói chung”, ông Nghi nói.

Theo Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 đóng tại TP Đà Nẵng thì sản phẩm dưa hấu theo hướng VietGAP đạt yêu cầu an toàn. Qua phân tích các chỉ tiêu (gồm 11 chỉ tiêu của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả …) thì tất cả các mẫu dưa hấu trong mô hình thí điểm đạt yêu cầu an toàn, các chỉ tiêu đều dưới mức giới hạn tối đa cho phép hoặc không phát hiện, riêng mẫu đối chứng có chỉ tiêu hàm lượng Nitrat vượt quá ngưỡng cho phép ( > 60 mg/kg).


Related news

Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

Monday. October 13th, 2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.

Monday. October 13th, 2014
Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

Monday. October 13th, 2014
Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Monday. October 13th, 2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh) Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Monday. October 13th, 2014