Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm giá thành sản xuất lúa, giúp nông dân làm giàu

Giảm giá thành sản xuất lúa, giúp nông dân làm giàu
Ngày đăng: 06/11/2015

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không ít đến năng suất lúa.

Hơn nữa, với tập quán sạ dầy, lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong canh tác lúa ngày càng nhiều là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản xuất lúa tăng cao, khoảng 4.600 đồng/kg, trong khi giá lúa hàng hóa chỉ trong khoảng 4.500 - 5.500 đồng/kg.

Việc tìm ra giải pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách giảm giá thành trong sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất được xem là biện pháp khả thi nhất hiện nay.

Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười thực hiện Mô hình “Giảm giá thành sản xuất lúa” trong vụ thu đông năm 2015, cùng với sự đồng hành tư vấn nhiệt tình của Gs.

Ts Võ Tòng Xuân và sự đồng tình ủng hộ của nông dân địa phương.

Mô hình được thực hiện vào vụ thu đông từ tháng 6 đến tháng 9/2015 tại Hợp tác xã An Phong, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Quy mô thực hiện là 20ha có 17 hộ tham gia, nông dân sử dụng giống lúa Jasmine 85 cấp nguyên chủng (hỗ trợ 60% chi phí), vật tư nông nghiệp (hỗ trợ 30% chi phí), tổng giá trị hỗ trợ 4,73 triệu đồng/ha.

Trước khi thực hiện mô hình, Gs.Ts Võ Tòng Xuân thông qua phỏng vấn trực tiếp đã hướng dẫn nông dân điều chỉnh tập quán sản xuất về lượng giống gieo sạ, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, cách bón phân, quản lý nước và phòng trừ sâu bệnh,...

Nông dân được cán bộ kỹ thuật tập huấn và ứng dụng tiến bộ khoa học.

Qua gần 4 tháng tham gia mô hình, kỹ thuật canh tác lúa của nông dân được nâng cao với việc áp dụng các tiến bộ khoa học như: đất được cày xới kỹ giúp bộ rễ lúa ăn sâu, giảm đổ ngã về sau; sử dụng giống lúa chất lượng cao và sạ hàng với lượng tốt nhất 120kg/ha tạo điều kiện đồng ruộng thông thoáng, dễ chăm sóc;

Áp dụng IPM trong quản lý dịch hại nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Ngoài ra, nông dân biết cách nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua việc cày vùi phân bón vào đất trước khi sạ, tạo điều kiện tốt cho lúa phát triển, hạn chế thất thoát phân bón, đặc biệt giảm được 50kg DAP/ha.

Mô hình giúp nông dân quản lý nước, hiệu quả nhờ phương pháp “ngập khô xen kẽ”, tiết kiệm nước và hạn chế sự đổ ngã của cây lúa, đồng thời giảm phát thải khí Metan gây hiệu ứng nhà kính.

Để giảm việc thất thoát sau thu hoạch, nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp.

Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn thực hành ghi chép Sổ tay tình hình sản xuất lúa để có thể hạch toán chính xác hiệu quả sản xuất lúa.

Mô hình giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách tiết kiệm lượng giống gieo sạ khoảng 60kg/ha, đặc biệt là giảm chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hơn 3,1 triệu đồng/ha, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 3 lần so với ngoài mô hình, năng suất trong mô hình đạt 7,02 tấn/ha, cao hơn 120kg/ha so với sản xuất thông thường.

Nhờ đó, giá thành sản xuất lúa trong mô hình thấp hơn bên ngoài khoảng 601 đồng/kg, đồng thời với sự hỗ trợ của ngành chuyên môn, sự năng động của hợp tác xã đã liên kết tiêu thụ với Công ty Cẩm Nguyên nên giá bán lúa cao hơn 650 đồng/kg so với ngoài mô hình, đem về lợi nhuận 18,7 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với sản xuất lúa theo tập quán cũ, qua đó mô hình đã cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp).

Nhìn chung, nông dân tham gia mô hình đã nắm được quy trình sản xuất lúa giảm giá thành, không những thay đổi về nhận thức và tập quán sản xuất mà còn giúp giảm chi phí đầu tư không cần thiết để tăng thu nhập cho nông dân.

Mặt khác, độ phì nhiêu đất được cải thiện và thiên địch được bảo vệ góp phần xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Đây thật sự là một mô hình sản xuất lúa tiên tiến rất phù hợp trong tình hình hiện nay, nên cần được phát huy và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Sẽ Cạnh Tranh Gay Gắt Xuất Khẩu Gạo Sẽ Cạnh Tranh Gay Gắt

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

08/12/2014
Rau Củ Tí Hon Giá Cao Vẫn Không Đủ Bán Rau Củ Tí Hon Giá Cao Vẫn Không Đủ Bán

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

08/12/2014
Xuống Biển Xuống Biển "Săn" Nhum

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

22/07/2014
Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

08/12/2014
Khơi Dòng Vận Tải Thủy Khơi Dòng Vận Tải Thủy

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.

22/07/2014