Xuất khẩu gạo Ấn Độ 2015-2016 dự đoán giảm mạnh
USDA Post cũng dự đoán xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm dương lịch 2015 đạt kỷ lục 11,5 triệu tấn. 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 8,7 triệu tấn, tăng so với 7,8 triệu tấn cùng kỳ năm 2014.
Dự đoán, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục ổn định trong 3 tháng cuối năm 2015 do giá nội địa ở mức thấp và nhu cầu xuất khẩu ổn định.
Theo USDA Post, sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2015-2016 đạt 103 triệu tấn, giảm so với 104,8 triệu tấn niên vụ 2014-2015 và giảm so với 103,5 triệu tấn ước tính chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Diện tích trồng lúa ước đạt 43 triệu ha, giảm nhẹ so với 43,2 triệu ha ước tính chính thức của USDA.
Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu thu mua gạo trong niên vụ kharif 2015-2016 và đã thu mua được 6,54 triệu tấn tính đến 25/10/2015 so với 5,05 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ đặt mục tiêu thu mua 30 triệu tấn trong niên vụ này.
Giá gạo nội địa tại Ấn Độ trong tháng 10 giảm và dự đoán tiếp tục giảm trong tháng 11 do vào vụ thu hoạch.
Tồn kho cuối vụ niên vụ 2015-2016 ước đạt 12,66 triệu tấn, giảm so với 17,7 triệu tấn niên vụ 2014-2015 và giảm so với 11,906 triệu tấn ước tính chính thức của USDA.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.
Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.
Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).