Quảng Bình thả về biển 24 kg tôm hùm non

Trước đó, lực lượng tuần tra thuộc Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát hiện và bắt giữ xe ô-tô đông lạnh BKS 85C - 01820, do Đỗ Quang Minh (SN 1971, tại Phan Rang, Ninh Thuận) điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng bắc-nam, vận chuyển 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên còn sống (loại 60 con/kg).
Loại tôm này dưới kích thước cho phép trong thời gian cấm khai thác theo quy định của pháp luật.
Sau khi lập biên bản thu giữ toàn bộ số tôm và ra quyết định xử phạt hành chính 4,5 triệu đồng đối với lái xe, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình đã tiến hành thả toàn bộ số tôm hùm non trên xuống vùng biển Nhật Lệ, để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Niềm vui vì vụ vải thiều được giá vừa kịp lắng xuống, nay người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đang đứng ngồi không yên trước hiện tượng cây vải chết hàng loạt.

Sau loạt “Báo động việc nông dân bỏ ruộng”, NTNN trao đổi với ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển NT (Bộ NNPTNT) - để lý giải sâu hơn vấn đề này cũng như tìm giải pháp.

“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).