Cây tiêu trở lại thời vàng son

Đặc biệt đời sống của người dân đã khá lên nhiều so với trước đây. Ngoài lúa là cây trồng chủ lực thì tiêu là hai loại cây trồng đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân trong những năm gần đây.
Lý do, người dân Huy Khiêm nhiều năm liền vẫn gắn với cây tiêu, cho dù có lúc tiêu xuống giá và bệnh tật. Đến nay tiêu được giá (200.000 đồng/kg) thì những vườn tiêu trưởng thành của người dân Huy Khiêm đều cho năng suất cao, sản lượng khá.
Về Huy Khiêm hôm nay nói chuyện sản xuất, cây tiêu là đề tài được bà con đề cập nhiều nhất. Vợ chồng anh Phạm Nhuận ở thôn 4 sở hữu vườn tiêu trên 1.000 trụ, rất vui khi nhớ lại mùa thu hoạch tiêu năm ngoái: “Nhờ bán tiêu được vài trăm triệu đồng nên vợ chồng tôi xây lại căn nhà. Chắc chắn là không đủ, phải vay mượn thêm chút ít nhưng không sao, cứ giá tiêu được như thế này, năm 2015 thu hoạch chừng 2 tấn cũng được 400 triệu đồng, chừng ấy sẽ trả nợ và làm thêm các công trình phụ”.
Lạc quan về triển vọng của cây tiêu còn có vợ chồng chị Thủy, anh Trần Lắm, anh Bốn Tam ở thôn 4 của xã. Họ đều nói: Tới đây sẽ trồng thêm tiêu trong vườn, ngoài rẫy gần nhà.
Hiện tại có nhiều công ty, doanh nghiệp về Huy Khiêm tìm cách tiếp cận cùng bà con nông dân thông qua hình thức phổ biến kiến thức trồng tiêu, làm thế nào để tiêu có năng suất cao… Mục đích đặt “nền móng” cho việc thu mua sau này.
Huy Khiêm là xã có số người trồng tiêu và diện tích tiêu cao thuộc tốp đầu của huyện Tánh Linh. Với hàng trăm ha tiêu, trong đó có rất nhiều hộ sở hữu từ 100 đến vài nghìn trụ tiêu. Vụ thu hoạch vừa qua, nhờ tiêu được giá, nhiều gia đình thu từ 1 - 2 tấn tiêu đã có lượng tiền khá trong nhà. Trong tương lai, nhiều người Huy Khiêm sẽ giàu và khá lên nhờ tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại ở Hải Dương, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.

Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.

Lần đầu tiên mô hình nuôi gà trong phòng lạnh đã được trang trại của anh Trần Văn Nam tại thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) áp dụng khá thành công.

Trong những năm gần đây, những người nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro bất trắc do nạn dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự chịu khó năng động và cần cù lao động của mình, ông Chu Văn Nghĩa (Sáu Nghĩa) ở ấp Ngã Tư, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ lại thành công trong việc chăn nuôi vịt đẻ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mỗi năm đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng.