Thanh long thối rễ, khô cành cần sớm tìm ra phương pháp cứu chữa

Chưa rõ nguyên nhân
Ông Trương Công Hiệu cho biết, sau Tết Nguyên đán đến nay, vườn thanh long của ông xuất hiện hiện tượng khô cành, chong điện vẫn cho ra trái nhưng không lớn, ngưng chong điện, tiếp tục chăm sóc, bón phân, cây nảy chồi non nhưng rồi cũng héo, khô, thối rễ.
Nhiều cơ quan nông nghiệp biết chuyện đã đến tận vườn để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, nhưng đến nay vẫn chưa công bố kết quả. Dưới sự hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, ông kiên trì xử lý thuốc cho ra rễ nhằm cứu lại những trụ còn màu xanh, còn những trụ cháy hết cành đành nhổ bỏ trồng lại.
Nhà khoa học vào cuộc
Theo Chi cục BVTV tỉnh, trong tháng 6/2015, toàn tỉnh có hơn 50 ha thanh long bùng phát hiện tượng khô cành, thối rễ. Tập trung chủ yếu tại huyện Hàm Thuận Bắc 48 ha, thị xã La Gi 2 ha. Trong đó diện tích bị nhiễm nặng 1,5 ha ở thôn Phú Nhang (Hàm Hiệp) và xã Hàm Liêm. Chi cục BVTV tỉnh xuống tận vườn thanh long mắc bệnh để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên kết quả nhận định ban đầu cho thấy diện tích thanh long bị thối rễ, cành teo tóp là do nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đảm bảo, cộng với việc bón vôi vào gốc thanh long quá nhiều hoặc bón nhiều loại phân có chứa hàm lượng can-xi cao làm gốc thanh long nóng, tuột rễ, gây chết khô, trường hợp này hiện không có biện pháp khắc phục.
Thối rễ nghi là do nấm tấn công.
Riêng trường hợp rễ thanh long bị xơ từ chóp vào, khi đào gốc lên có những trụ rễ thanh long mùi hôi thối, cành thanh long có hiện tượng teo tóp, chẩn đoán do thanh long bị các loại nấm dưới đất tấn công như: Phytophthora, Fusarium... Hiện Chi cục BVTV đã phối hợp Viện BVTV lấy mẫu để tìm nguyên nhân.
Trước mắt, Chi cục BVTV tỉnh hướng dẫn bà con tạm thời sử dụng một trong các loại thuốc Eddy 72 WP, Aliette 80WP, Agri-fos 400... để tưới vào gốc trừ nấm theo liều khuyến cáo của sản phẩm trên bao bì. Trước khi phun thuốc phải cào hết rơm rạ cho lộ bộ rễ rồi mới phun ướt đều quanh trụ. 3 - 5 ngày sau phun có thể sử dụng các loại phân bón gốc giàu lân theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Đối với hệ thống rễ có thể sử dụng các dạng phân bón kích thích ra rễ... Tuyệt đối không được bón phân khi rễ non vừa mới ra và bón số lượng phân nhiều sẽ làm cháy bộ rễ...
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn, giá cá tra đang sụt giảm, người nuôi không có lời, thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi cá tra.

Những năm gần đây, cây ca cao được người dân huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) trồng xen dưới tán điều, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho không ít gia đình. Mới đây, tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc), gia đình ông Huỳnh Văn Tiên đã thí điểm mô hình ca cao trồng xen dưới tán xoài, bước đầu khá hiệu quả.

Vụ xuân 2012, Cty CP Đại Thành (Bắc Ninh) trồng khảo nghiệm giống ngô GS8 tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy ngô GS8 năng suất, chất lượng cao hơn so với các giống ngô khác.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) phấn đấu đến hết năm 2011, Bình Dương, một trong sáu xã được chọn thí điểm, sẽ đạt các tiêu chí công nhận nông thôn mới. Trong thành công chung này, Hội Làm vườn (HLV) đã có những đóng góp quan trọng

Nhắc đến chị Vàng Thị Cở có lẽ không ai ở xã Bản Phố không biết đến. Cách đây hơn chục năm về trước, người nghèo nhất bản là chị, và nay người ta biết đến chị với tinh thần vượt khó, chiến đấu với cái nghèo để giành lấy cuộc sống ấm no cho gia đình mình bằng bàn tay, khối óc và sự chân chính của một người nông dân tiêu biểu