Quảng Bình thả về biển 24 kg tôm hùm non

Trước đó, lực lượng tuần tra thuộc Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát hiện và bắt giữ xe ô-tô đông lạnh BKS 85C - 01820, do Đỗ Quang Minh (SN 1971, tại Phan Rang, Ninh Thuận) điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng bắc-nam, vận chuyển 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên còn sống (loại 60 con/kg).
Loại tôm này dưới kích thước cho phép trong thời gian cấm khai thác theo quy định của pháp luật.
Sau khi lập biên bản thu giữ toàn bộ số tôm và ra quyết định xử phạt hành chính 4,5 triệu đồng đối với lái xe, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình đã tiến hành thả toàn bộ số tôm hùm non trên xuống vùng biển Nhật Lệ, để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Related news

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.

Nhằm phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch thành lập mới 30 hợp tác xã (HTX), gồm: 19 HTX nông - lâm nghiệp, 3 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 4 HTX thương mại, 1 HTX vận tải và 3 quỹ tín dụng nhân dân.

Theo Sở NNPTNT Hậu Giang, vụ mía này, nông dân trong tỉnh trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy. Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha, và giá mía đang ở mức cao từ 1.000 - 1.200 đồng/kg.