Phường Phương Nam (Quảng Ninh) chú trọng phục hồi cây vải chín sớm
Hiện thành phố đang triển khai nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống. Đến thăm, chia sẻ với gia đình bà Phạm Thị Cuốn (khu Hồng Hà) ngay sau khi nhận được tin, Hội LHPN tỉnh đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình; cán bộ, hội viên Hội HLPN thành phố phối hợp với Hội LHPN phường tổ chức dọn dẹp, nạo vét bùn đất... Bà Phạm Thị Cuốn nói: “Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của người dân, toàn bộ tài sản của gia đình đã được chuyển vào ngôi nhà tạm của gia đình gần đó. Gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên chẳng biết khi nào mới xây lại được nhà mới, lo lắng lắm. Nhưng, gia đình được thông báo tỉnh có chính sách hỗ trợ cho những gia đình bị sập nhà do mưa lũ nên cũng yên tâm hơn”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam Hoàng Quốc Trung cho biết: “Sau khi mưa lũ xảy ra, địa phương đã nhanh chóng thống kê số tài sản bị thiệt hại của người dân, đề nghị thành phố có phương án hỗ trợ kịp thời để nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bên cạnh tổ chức cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng ngập lụt, các lực lượng chức năng của thành phố đang khẩn trương tiến hành các biện pháp xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sinh hoạt, không để dịch bệnh bùng phát ở người và gia súc, gia cầm”.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Phương Nam là gần 470ha lúa, 315ha vải chín sớm bị ngập úng nhiều ngày; 220ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập trắng. Bạch Đằng 2 là khu tập trung nuôi trồng thuỷ sản, trồng vải và trồng lúa với diện tích lớn, cũng là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất trên địa bàn phường với hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị cuốn trôi theo dòng nước, ao đầm bị hư hỏng nặng. Hộ anh Phạm Văn Cường ở đây, ngoài 0,3ha tôm mất trắng còn có 70 cây vải chín sớm bị ngập nước, cho biết: “Bây giờ gia đình lo nhất là 70 cây vải chín sớm bị ngập nước không biết có xảy ra sâu bệnh gì không?”.
Đây cũng là nỗi lo của chính quyền phường Phương Nam với thương hiệu vải chín sớm, sản phẩm OCOP của tỉnh. Đợt mưa lũ vừa qua đã làm cho toàn bộ 365ha cây vải chín sớm bị ngập nước nhiều ngày. Để giúp người dân trồng vải chín sớm Phương Nam nhanh chóng phục hồi cây vải sau ngập úng kéo dài, UBND thành phố đã phối hợp với Liên danh Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Công ty Bạch Đằng (Bộ Công an) tiến hành khảo nghiệm và chuyển giao kỹ thuật khắc phục úng ngập cho các hộ trồng vải, bằng cách sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688. Với phương pháp này, nông dân được hướng dẫn xử lý thoát nước ngay cho diện tích vải đang bị ngập úng; phát tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, sử dụng phân bón trực tiếp cho cây vải bằng phân sinh học Bồ Đề 688; tập huấn kỹ thuật khắc phục úng ngập; hộ trợ 50% giá trị phân bón Bồ Đề 688. Thành phố và Liên danh còn giúp nông dân trên địa bàn phường có thêm thông tin để chọn lựa loại phân bón thích hợp đưa vào sản xuất nhiều loại cây trồng khác, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và sớm phục hồi cây vải chín sớm Phương Nam.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nghêu, gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú); Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri); Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.
Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.
Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.