Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Ông Trần Quang Hai, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Đông, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, so với tuần trước thì giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đều giảm 10.000 đồng/kg, mặc dù khu vực này không còn nhiều ao tôm chưa thu hoạch.
Hiện nay, tôm sú loại 40 con/kg có giá 160.000 - 170.000 đồng/kg, giảm so với 170.000 - 180.000 đồng/kg của tuần trước; tôm sú loại 30 con/kg có giá 200.000 - 205.000 đồng/kg, giảm so với 210.000 - 220.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, giảm so với 130.000 - 135.000 đồng/kg...
“Do giá tôm liên tục sụt giảm gần đây nên những người thu hoạch tôm cuối vụ coi như có lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với giữa vụ chính. Điều này trái với quy luật thông thường là tôm ít thì giá tăng”, ông Hai nhận định.
Theo Lãnh đạo Trạm Thủy sản số 3 (Tân Phú Đông), hiện nay tôm nuôi nước lợ đã đã vào cuối vụ nên sản lượng tôm thu hoạch không còn nhiều. Mặt khác, thời điểm này các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm nên nhu tôm nguyên liệu sẽ tăng cao. Theo lẽ thường, giá tôm thời điểm này phải tăng, nhưng gần đây giá tôm liên tục giảm là trái với quy luật thị trường mà không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành điều là một trong số rất ít nông sản có khối lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn một số tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cần thiết phải tập trung tháo gỡ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngày 23/6, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các đơn vị kiểm dịch thực vật thực hiện miễn thu phí kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không để đẩy mạnh xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam, đặc biệt là sang các thị trường mới mở.