Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng
Ngày đăng: 30/09/2014

Con ngán có giá trị kinh tế cao nhưng từ trước tới nay bà con ngư dân khai thác theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không quan tâm tới việc bảo tồn nên nguồn lợi này có nguy cơ cạn kiệt cao.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Lý Văn Giểng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tiên Yên, thôn Cái Khánh, xã Đông Hải có khoảng 105ha vùng triều để khai thác ngán tự nhiên và các nguồn lợi hải sản khác.

Và Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị tư vấn quy hoạch hơn 105ha diện tích quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán tại thôn cái Khánh, xã Đông Hải, bao gồm 3 khu vực: Cồn Điệp, Mom Khánh và Cái Đá; đồng thời năm 2013, Sở đã triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng khu vực này.

Đây là mô hình điểm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi ngán bền vững dựa vào cộng đồng, làm cơ sở rút kinh nghiệm triển khai cho các địa phương trên toàn địa bàn tỉnh.

Theo đó, tháng 8-2013, Ban quản lý (BQL) thôn Cái Khánh thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán được quy hoạch tại Cái Khánh, xã Đông Hải.

Ông Lương Văn Đài, trưởng thôn Cái Khánh cho biết: “Hoạt động của BQL thôn theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng, công khai và tự chịu trách nhiệm trước nhân dân trong thôn và pháp luật của Nhà nước.

Quy chế hoạt động, quy ước bảo vệ khu vực khai thác ngán tự nhiên, quy chế quản lý các cơ sở có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngán đã được xây dựng và được đông đảo người dân trong thôn Cái Khánh đồng tình ủng hộ”. Để mô hình thực hiện, hiệu quả và thành công, BQL thôn Cái Khánh đã xây dựng một sa bàn khu vực mô hình đặt tại Nhà văn hoá của thôn.

Đây là công cụ tuyên truyền, đồng thời là công cụ hướng dẫn người dân tham gia mô hình. Bên cạnh đó, BQL thôn còn xây dựng 10 cọc mốc cảnh báo, báo hiệu khu vực quản lý, bảo vệ khai thác và nuôi ngán của thôn Cái Khánh.

Không những vậy, xã Đông Hải còn thành lập 1 tổ tuần tra có từ 7 - 10 thành viên, được nhân dân giới thiệu làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ khu vực thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi ngán dựa vào cộng đồng thường xuyên và định kì.

Để việc triển khai mô hình được thuận lợi, Sở KH&CN đã phối hợp với đơn vị tư vấn hỗ trợ dụng cụ khai thác, con giống, dụng cụ bảo vệ bãi khai thác (tàu thuyền, cọc mốc, biển báo, bảng tin) cho xã Đông Hải. Chẳng hạn như: Hỗ trợ 20 bộ công cụ khai thác ngán (dụng cụ xăm chọc ngán, dụng cụ bảo hộ, ủng và găng tay, dụng cụ bảo quản như thùng xốp, túi lưới, sục khí...), hỗ trợ 1 đợt thả ngán giống và hỗ trợ 2 thuyền gỗ cho hoạt động tuần tra kiểm soát...

Ông Đào Quốc Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Đến nay, việc triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng tại thôn Cái Khánh, bước đầu đã làm thay đổi thái độ của người dân và chính quyền địa phương.

Người dân được nâng cao nhận thức về nhiều mặt như Luật Thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kỹ thuật khai thác. Những người lấn chiếm đất bãi triều đã chấp nhận tham gia vào mô hình và đóng góp hội phí.

Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của mô hình trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của huyện. Tại những khu vực được khoanh vùng quản lý bền vững nghề khai thác ngán, nguồn lợi ngán đã bắt đầu quay về với vùng bãi triều ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

28/10/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

28/10/2014
Anh Tuấn Anh Tuấn "Cá Bống"

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

28/10/2014