Bình Định Xây Dựng Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Chuỗi
Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu được trang bị, đào tạo theo công nghệ hiện đại nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.
Những đội tàu này được trang bị đồng bộ thiết bị đánh bắt, bảo quản của Nhật Bản, sử dụng thùng xốp và đá ướp lạnh đạt chất lượng để bảo quản sản phẩm cá ngừ sau khai thác.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn lựa chọn ngư dân là chủ tàu và các thuyền viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác, thấy được lợi ích khi tham gia mô hình.
Sau khi đã lựa chọn ngư dân, xây dựng các đội tàu, Sở NN&PTNT cùng các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản cá ngừ theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản cho ngư dân.
Bình Định sẽ lựa chọn mỗi đội tàu thí điểm từ 1 - 2 thuyền viên và từ Công ty cổ phần thủy sản Bình Định 2 - 3 cán bộ kỹ thuật, đưa sang Nhật Bản tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, phân loại và đánh giá chất lượng cá ngừ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu hai địa phương tham gia chương trình làm việc với các chủ tàu và ngư dân đang tham gia đội tàu thí điểm thực hiện mô hình khai thác, bảo quản, thu mua cá ngừ. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng chủ tàu khi tham gia mô hình và rút ra khỏi mô hình nếu chủ tàu không muốn tham gia nữa.
Ý kiến chỉ đạo này được rút ra từ kinh nghiệm 2 đợt đánh bắt, khai thác của mô hình khai thác, bảo quản, thu mua và xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua khi kết quả thu được chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là ngư dân vẫn tổ chức đánh bắt, khai thác theo thói quen cũ, không tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật trong khai thác, bảo quản nên chất lượng cá ngừ đánh bắt chưa đạt yêu cầu.
Trước đó vào ngày 8/8, lô cá ngừ đầu tiên đánh bắt theo quy trình mới của ngư dân Bình Định đã được đấu giá thành công tại Nhật Bản với mức giá tương đối cao.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh triển khai thí điểm mô hình đệm lót sinh thái tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhân công, chi phí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.
Đến Phương Hải (Ninh Hải) khi bà con đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè-thu, chúng tôi phải ra tận giữa cánh đồng Cây Trôm mới tìm gặp được lão nông Nguyễn Giới, Đội trưởng Đội chuyên khâu theo nước của xã Phương Hải. Ông cho biết, đang vào vụ gặt nhưng mấy hôm nay trời mưa liên tục nên các thành viên phải bám đồng, kịp thời tháo nước cho bà con, đặc biệt là những ruộng lúa bị đổ ngã hoặc còn chưa chín đều.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Hải Phòng, 7 tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn thành phố giảm 2.700 tấn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn giảm mạnh. Đặc biệt, cơn bão số 2 cuối tháng 6 làm hơn 3200 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại lớn do bão đổ bộ đúng thời điểm triều cường.
Sau đợt thả lần 1 năm nay người nuôi tôm xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thua lỗ vì tôm nuôi chưa đầy 1 tháng bị chết hàng loạt. Họ gắng gượng xoay xở vốn tiếp tục thả nuôi đợt 2 với hy vọng gỡ gạc vốn nhưng vẫn trắng tay.
Sau 6 tháng nuôi, cá nheo cho thu hoạch với trọng lượng từ 1,5kg – 2kg/con, ao của gia đình cho thu hoạch khoảng 1.800kg cá thương phẩm, với giá thị trường 90 nghìn/kg như hiện nay trừ chi phí mỗi lứa cá cho thu lãi từ 50 – 60 triệu đồng, gấp 2-3 lần so với nuôi các giống cá truyền thống. Năm 2013, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi thả gần 2000 cá nheo giống – ông Lệnh rất vui cho biết thêm.